Dạy trẻ tự kỷ: Tình thương là giáo á

( Sóng Trẻ)- Tiếng dỗ dành nhẹ nhàng, sự âu yếm vỗ về của cô giáo khi đứa trẻ có biểu hiện muốn đánh bạn, hay là những lúc kiên trì ngồi cả tiếng đồng hồ chỉ để lặp đi lặp lại một câu đơn giản “con tên là…” cho học sinh hiểu và ghi nhớ. Đó là những hình ảnh dễ bắt gặp ở lớp học dành cho trẻ tự kỷ.

 

Video: Trò chuyện về nghề dạy trẻ tự kỷ 
Giáo án là… tấm lòng yêu thương con trẻ

Điều thiêng liêng của nghề giáo là được miệt mài bên từng trang giáo án với những câu từ được chắt lọc kĩ càng. Thế nhưng với những người dạy trẻ tự kỷ thì mãi mãi chẳng bao giờ có được điều ấy dù đều là những người dạy học, bởi đối tượng tiếp nhận khác nhau nên phương pháp truyền đạt cũng khác nhau. Có một điều ai cũng biết rằng những trẻ em bị bệnh tự kỉ thường khó khăn trong hoạt động giao tiếp xã hội, phản xạ chậm và hạn chế trong việc hòa nhập với bạn bè, nên giáo viên không thể quyết định bài giảng trước cho các trẻ mà phải tùy vào cảm xúc, tình trạng từng ngày của trẻ. Dạy trẻ tự kỷ không đơn giản, chẳng có bài gảng nào được chuẩn bị trước, cũng không có sẵn mô tip giảng dạy cụ thể nào, giáo viên sẽ phải linh hoạt trong việc vận dụng những kĩ năng của bản thân để giảng dạy và có cách trị liệu phù hợp với từng học sinh. 

Giống với các nhà giáo khác, người dạy trẻ tự kỷ cũng luôn học hỏi, tìm tòi những kiến thức mới để làm phong phú thêm những giờ dạy, nhưng khác ở chỗ tài liệu của họ là những trang viết về chuyên ngành khô khan, đã thế việc áp dụng vào thực tế còn là quá trình gian nan, không thể áp dụng thẳng mà giáo viên phải đưa những kiến thức ấy về dạng đơn giản nhất, thú vị và dễ hiểu nhất để những đứa trẻ tự kỷ có thể tiếp thu được. Điều đó chứng tỏ để trở thành giáo viên của trẻ tự kỷ, người dạy nài kiến thức chuyên môn, còn phải là người có tấm lòng yêu thương con trẻ vô bờ. 

Nguyễn Thị Nhung, giáo viên dạy trẻ tự kỷ tại trường Sfora school tâm sự: “Nếu tình thương của người làm nghề dạy trẻ tự kỷ chỉ giới hạn ở mức cô trò thì sẽ chẳng đủ sức để gắn bó với nghề, dạy dỗ thành công cho trẻ mà bạn cần phải có một trái tim lớn, tình thương yêu vô bờ, bỏ hết mọi rào cản và xem những đứa trẻ như con của mình, con cười cùng cười, con khóc cùng khóc, hiểu và chia sẻ cùng con”. 

Bền bỉ cùng trò vẽ nên tương lai

Việc dạy một đứa trẻ bình thường lâu nay vốn đã vất vả, khi dạy một đứa trẻ tự kỷ giáo viên sẽ phải kiên nhẫn hơn nhiều lần. Bạn đừng giật mình khi chứng kiến hình ảnh một cô giáo trẻ kiên trì chỉ tay vào những bức tranh, đọc tên đồ vật nhưng học trò chỉ hướng đôi mắt chăm chăm nhìn vào nơi góc lớp. Những tưởng sẽ có những lời quát tháo vì bực mình của giáo viên khi sự kiên trì của một con người đã vượt quá giới hạn. Nhưng đó là điều không bao giờ xảy ra ở những trường học đặc biệt như thế này, trẻ càng không quan tâm đến bài giảng cô càng phải dịu dàng, kiên trì chỉ bảo. 

9a5c8e732_co_giao_kien_nhan_chi_day_cho_tro.jpg
 Với cô những đứa trẻ không chỉ là trò mà còn là con, cô sẵn sàng ngồi hàng giờ để chỉ dẫn cho con hiểu bài (NVCC) 

Hoàng Ánh Tuyết, cô giáo dạy trẻ tự kỷ cho biết: “Với những đứa trẻ tự kỷ việc lặp lại hướng dẫn hàng chục, thậm chí là hàng trăm lần những điều đơn giản như nói tên mình, đọc tên một con vật,…. là điều quá bình thường. Chúng tôi sẵn sàng ngồi kiên trì hàng giờ để hướng dẫn cho con chỉ mong nhìn được sự hứng thú tiếp thu trong ánh mắt ngây ngô ấy. Dạy những đứa trẻ đặc biệt này, có lẽ khó khăn nhất là dạy các con biết nghe lời, phân biệt được màu sắc, chữ cái, biết đi vệ sinh đúng lúc đúng chỗ. Bởi thế nên mới nói điều cần ở các cô là sự nhẫn nại, không ngừng nghỉ trong việc tìm ra những cách giáo dục phù hợp cho từng trò”. 

Các cô chính là dùng trái tim yêu thương, sự nhẫn nại, kiên trì tột độ để đánh bại “con virut” độc ác ăn mòn cảm xúc của những đứa trẻ đặc biệt này, là người “mẹ” không biết mệt mỏi trên cuộc hành trình cùng “con” được chạm vào những mùi vị tuyệt vời của cuộc sống, giúp các con biết được ý nghĩa của “tương lai”. 

Cô khóc khi trò đau và cả khi trò tiến bộ

Giọt nước mắt người ta thường rơi khi cảm xúc dồn nén đến mức không còn kiểm soát được nữa, đau quá sẽ khiến người ta khóc và đôi khi vì hạnh phúc quá mà giọt nước mắt cũng rơi.  Và ở đây, người làm nghề dạy những đứa trẻ đặc biệt này giọt nước mắt họ rơi chính là vì học trò của mình. 

“Những lần các con nổi giận, tự hành hạ bản thân mình rồi kêu khóc khiến cho chúng tôi chẳng thể cầm lòng nổi, đau lòng lắm nhưng chỉ biết ôm các con vào lòng rồi bất giác nước mắt cứ thế rơi. Rồi như có một lực hút vô hình khiến cô trò trở thành tri kỉ của nhau, các con không còn thu mình trong thế giới riêng mà sẵn sàng chia sẻ cùng cô, bông hoa giấy con dán tặng cô nhân ngày 20/11,… tất cả những điều đó đối với chúng tôi là món quà vô giá. Giọt nước mắt tôi lại rơi nhưng là vì hạnh phúc khi con nói câu “chào cô” khi con ra về” - Cô Nhung chia sẻ. 

9a5c8e732_mon_qua_dau_tien_cac_em_lam_tang_me.jpg
 Món quà đầu tiên tự tay các bạn làm để tặng mẹ (NVCC)

Sự an ủi, niềm hạnh phúc của những cô giáo dạy trẻ tự kỷ là sự tiến bộ của các con mỗi ngày, sự thay đổi ấy dù nhanh hay chậm, ít hay nhiều đối với các cô đều có giá trị lớn. 
Phan Quỳnh
Đa phương tiện K34-A2 

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN