Tăng viện phí, lợi ích là đâu?
(Sóng Trẻ) - Mức tăng viện phí đã được áp dụng từ đầu tháng 8, trước hết là ở những bệnh viện tuyến trên với hi vọng tăng chất lượng phục vụ ngành y. Nhưng tiền đã tăng, còn những lợi ích thì dường như chưa thấy.
Có tăng chất lượng phục vụ?
Theo phía ngành y, Bộ Y tế giải thích rằng khi thu tăng tiền viện phí, các bệnh viện sẽ có tiền để đầu tư cơ sở vật chất, có kinh phí trả lương, thưởng cho cán bộ y tế, tất nhiên vấn đề phục vụ khám chữa bệnh cho bệnh nhân sẽ tốt hơn. Lý lẽ họ đưa ra đầy sức thuyết phục. Việc áp dụng tăng viện phí mở ra triển vọng cho ngành y vốn dĩ tồn tại nhiều vấn đề bức xúc.
Không ít người dân đã “ngỡ ngàng” khi phải thanh toán tiền viện cao hơn hẳn. Câu trả lời đơn giản là viện phí đã tăng. Họ chỉ ngậm ngùi đóng mà không phải ai cũng hiểu được mục đích tốt đẹp của số tiền họ phải trả thêm.
Thế nhưng đã một tháng qua, khi người dân đã quen với việc trả thêm tiền viện phí thì về phía các bệnh viện gần như vẫn chưa có biến chuyển gì tích cực. Đồng ý rằng có những thứ không thể thay đổi ngay một sớm một chiều, mà phải là một thời gian tương đối dài như máy móc, trang thiết bị y tế, cơ sở hạ tầng…. Nhưng thứ mà người dân đang mong đợi trước mắt là thái độ phục vụ của cán bộ y tế, là điều kiện được khám, chữa bệnh tốt hơn. Người dân đã quá ngán ngẩm trước cảnh đợi chờ cả ngày để khám, năm đến mười bệnh nhân, thậm chí hơn, trên một giường bệnh, hay thái độ thiếu nhiệt tình của một bộ phận y bác sĩ…. Không thể đổ lỗi cho áp lực do bệnh viện quá tải, số bệnh nhân quá đông trong khi cán bộ y tế thì có hạn, bởi viện phí đã tăng.
Thêm vào đó, một câu hỏi đặt ra là khi viện phí tăng, liệu y đức có tăng và nạn “phong bì” có được giảm? Chi phí cao, người bệnh sẽ phải thắt chặt “chi tiêu”. Nhưng chưa thể nói trước điều gì bởi y đức, lương tâm nghề nghiệp còn phụ thuộc vào tinh thần và ý thức trách nhiệm mỗi người thầy thuốc. Và chẳng lẽ y đức ấy lại được quyết định bởi việc chi tiêu và túi tiền của bệnh nhân?
Có giảm tình trạng quá tải ở các bệnh viện tuyến trên?
Việc tăng viện phí trước hết được áp dụng cho các bệnh viện trung ương rồi đến một loạt các bệnh viện tuyến dưới được “tự chủ” mức thu. Một trong những vấn đề bức xúc nhất của ngành y hiện nay là tình trạng quá tải ở các bệnh viện lớn. Vì thế việc tăng phí để đầu tư tốt hơn, phục vụ tốt hơn cho người bệnh là vô cùng cần thiết. Hơn nữa, khi tăng viện phí cao như vậy, nhiều bệnh nhân có tầm thu nhập thấp sẽ ngần ngại khi phải chen chúc ở bệnh viện tuyến trên mà vẫn phải đóng tiền nhiều, thay vào đó sẽ về bệnh viện địa phương để điều trị. Nhưng thực tế cho thấy rằng, tăng vẫn đồng loạt tăng, người dân vẫn có tâm lý chịu mất tiền để yên tâm chữa bệnh ở bệnh viện lớn có đội ngũ y bác sĩ tay nghề cao hơn.
Bác Tâm (Phù Cừ- Hưng Yên) đang chăm sóc chồng ở khoa tim mạch bệnh viện đa khoa tỉnh Hưng Yên cho biết: “Nhà không có tiền thì đành chịu ở viện tỉnh chứ cũng muốn lên Bạch Mai cho yên tâm. Ở đó y bác sĩ tay nghề cao hơn. Chứ viện phí có tăng hay đông đúc chật chội cũng cố chịu được vì sức khỏe mới là quý nhất.”
Trong khi các bệnh viện Trung ương, tình trạng quá tải đang vô cùng nan giải thì cảnh vắng vẻ, thưa thớt vẫn thấy ở nhiều bệnh viện huyện, tỉnh. Việc tăng thu viện phí có lẽ chưa thực sự toàn diện nếu chưa chú trọng đào tạo tay nghề cho đội ngũ y, bác sĩ ở tuyến dưới, tạo niềm tin tưởng cho người dân khám chữa bệnh chứ không đổ dồn hết lên tuyến trên bất chấp giá cao hay chen chúc.
Dư luận đang nóng lên từng ngày chờ đợi ngành y nâng cao chất lượng. Liệu đây có phải là nhân tố quan trọng buộc ngành y phải điều chỉnh, thay đổi để phục vụ nhu cầu và quyền lợi chính đáng của người dân. Hay tăng viện phí nâng cao chất lượng chỉ là một cái cớ để mang lại lợi ích cho một bộ phận người trong ngành? Dư luận vẫn đang theo sát để nhận được câu trả lời hợp lý.
Có tăng chất lượng phục vụ?
Theo phía ngành y, Bộ Y tế giải thích rằng khi thu tăng tiền viện phí, các bệnh viện sẽ có tiền để đầu tư cơ sở vật chất, có kinh phí trả lương, thưởng cho cán bộ y tế, tất nhiên vấn đề phục vụ khám chữa bệnh cho bệnh nhân sẽ tốt hơn. Lý lẽ họ đưa ra đầy sức thuyết phục. Việc áp dụng tăng viện phí mở ra triển vọng cho ngành y vốn dĩ tồn tại nhiều vấn đề bức xúc.
Không ít người dân đã “ngỡ ngàng” khi phải thanh toán tiền viện cao hơn hẳn. Câu trả lời đơn giản là viện phí đã tăng. Họ chỉ ngậm ngùi đóng mà không phải ai cũng hiểu được mục đích tốt đẹp của số tiền họ phải trả thêm.
Thế nhưng đã một tháng qua, khi người dân đã quen với việc trả thêm tiền viện phí thì về phía các bệnh viện gần như vẫn chưa có biến chuyển gì tích cực. Đồng ý rằng có những thứ không thể thay đổi ngay một sớm một chiều, mà phải là một thời gian tương đối dài như máy móc, trang thiết bị y tế, cơ sở hạ tầng…. Nhưng thứ mà người dân đang mong đợi trước mắt là thái độ phục vụ của cán bộ y tế, là điều kiện được khám, chữa bệnh tốt hơn. Người dân đã quá ngán ngẩm trước cảnh đợi chờ cả ngày để khám, năm đến mười bệnh nhân, thậm chí hơn, trên một giường bệnh, hay thái độ thiếu nhiệt tình của một bộ phận y bác sĩ…. Không thể đổ lỗi cho áp lực do bệnh viện quá tải, số bệnh nhân quá đông trong khi cán bộ y tế thì có hạn, bởi viện phí đã tăng.
1 Một cảnh “màn trời chiếu đất” ở bệnh viện phụ sản Trung ương
Thêm vào đó, một câu hỏi đặt ra là khi viện phí tăng, liệu y đức có tăng và nạn “phong bì” có được giảm? Chi phí cao, người bệnh sẽ phải thắt chặt “chi tiêu”. Nhưng chưa thể nói trước điều gì bởi y đức, lương tâm nghề nghiệp còn phụ thuộc vào tinh thần và ý thức trách nhiệm mỗi người thầy thuốc. Và chẳng lẽ y đức ấy lại được quyết định bởi việc chi tiêu và túi tiền của bệnh nhân?
Có giảm tình trạng quá tải ở các bệnh viện tuyến trên?
Việc tăng viện phí trước hết được áp dụng cho các bệnh viện trung ương rồi đến một loạt các bệnh viện tuyến dưới được “tự chủ” mức thu. Một trong những vấn đề bức xúc nhất của ngành y hiện nay là tình trạng quá tải ở các bệnh viện lớn. Vì thế việc tăng phí để đầu tư tốt hơn, phục vụ tốt hơn cho người bệnh là vô cùng cần thiết. Hơn nữa, khi tăng viện phí cao như vậy, nhiều bệnh nhân có tầm thu nhập thấp sẽ ngần ngại khi phải chen chúc ở bệnh viện tuyến trên mà vẫn phải đóng tiền nhiều, thay vào đó sẽ về bệnh viện địa phương để điều trị. Nhưng thực tế cho thấy rằng, tăng vẫn đồng loạt tăng, người dân vẫn có tâm lý chịu mất tiền để yên tâm chữa bệnh ở bệnh viện lớn có đội ngũ y bác sĩ tay nghề cao hơn.
Bác Tâm (Phù Cừ- Hưng Yên) đang chăm sóc chồng ở khoa tim mạch bệnh viện đa khoa tỉnh Hưng Yên cho biết: “Nhà không có tiền thì đành chịu ở viện tỉnh chứ cũng muốn lên Bạch Mai cho yên tâm. Ở đó y bác sĩ tay nghề cao hơn. Chứ viện phí có tăng hay đông đúc chật chội cũng cố chịu được vì sức khỏe mới là quý nhất.”
Trong khi các bệnh viện Trung ương, tình trạng quá tải đang vô cùng nan giải thì cảnh vắng vẻ, thưa thớt vẫn thấy ở nhiều bệnh viện huyện, tỉnh. Việc tăng thu viện phí có lẽ chưa thực sự toàn diện nếu chưa chú trọng đào tạo tay nghề cho đội ngũ y, bác sĩ ở tuyến dưới, tạo niềm tin tưởng cho người dân khám chữa bệnh chứ không đổ dồn hết lên tuyến trên bất chấp giá cao hay chen chúc.
Trong khi các sản phụ ở viện phụ sản Trung ương phải nằm nài hành lang chờ sinh
Thì ở khoa sản bệnh viện đa khoa tỉnh Hưng Yên lại khá “thoáng” và dễ chịu
Dư luận đang nóng lên từng ngày chờ đợi ngành y nâng cao chất lượng. Liệu đây có phải là nhân tố quan trọng buộc ngành y phải điều chỉnh, thay đổi để phục vụ nhu cầu và quyền lợi chính đáng của người dân. Hay tăng viện phí nâng cao chất lượng chỉ là một cái cớ để mang lại lợi ích cho một bộ phận người trong ngành? Dư luận vẫn đang theo sát để nhận được câu trả lời hợp lý.
Nhóm tác giả
Quế, Mến, Giang, Hải, Lộc
Lớp Báo mạng điện tử K.30
Quế, Mến, Giang, Hải, Lộc
Lớp Báo mạng điện tử K.30
Cùng chuyên mục
Bình luận