Thân thương nghĩa tình Pác Bó

(Sóng trẻ) - Núi rừng Pác Bó - nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng sống và làm việc, luôn để lại trong lòng những người con đất Việt ấn tượng sâu sắc mỗi khi đến thăm nơi đây.

Mùa xuân năm 1941, sau hơn 30 năm bôn ba ở nước nài tìm đường cứu nước, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã trở về Việt Nam, trực tiếp lãnh đạo cách mạng. Pác Bó (xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng) là nơi Bác đã sinh sống và làm việc trong những ngày đầu về nước.

Pác Bó - chốn non xanh nước biếc

Thiên nhiên Pác Bó còn mang những nét hoang sơ, nguyên sinh của núi rừng kì vĩ. Cảnh vật nơi đây gợi nên cảm giác thân thương và gần gũi đến kì lạ. Con suối Lê Nin xanh trong hiền hòa róc rách chảy, với từng đàn cá lăng cá tẩu bơi lội tung tăng. Núi Các Mác sừng sững, uy nghiêm trong nắng. Hang Pác Bó thân thương, bình dị, dấu ấn của một thời Người đã từng sống và làm việc. Những xóm làng bình yên nép mình bên chân núi. Cảnh vật bình dị và thân thuộc, khiến cho lòng người dịu lại, tâm hồn trong sáng hơn. Mọi âu lo biến mất, để hòa mình vào thiên nhiên, để sống như đời núi, như đời sông, như cây cỏ...

              050468f05_mot_doan_suoi_le_nin.jpg                               Suối Lê Nin 

Thiên nhiên đã hào phóng ban tặng cho Cao Bằng nói riêng và Pác Bó nói chung một vẻ đẹp hoang sơ, tự nhiên mà bất cứ ai đến nơi đây cũng không khỏi ngỡ ngàng vui thích. Những địa danh đã đi vào thi ca,nhạc họa hiện lên tươi đẹp và đầy sức sống. Màu xanh của cây cỏ, núi non, xanh của những dòng suối êm đềm chảy đã tạo nên sức hấp dẫn khó cưỡng của non nước Cao Bằng. Nhà thơ Tố Hữu khi rời xa căn cứ kháng chiến Việt Bắc đã khôn nguôi nhớ thương “những hoa cùng người” nơi đây, để rồi làm nên tập thơ Việt Bắc, ghi dấu một chặng đường gian khổ mà hào hùng của dân tộc.

Pác Bó-nơi ân tình đậm sâu

Trong những tháng ngày Người sống và làm việc ở Pác Bó, điều kiện vật chất thiếu thốn, khó khăn gian khổ đủ bề, , bữa ăn chỉ có cháo bẹ, rau măng, khi ốm đau hái lá cây rừng làm thuốc, lúc có thời gian rỗi, Người ra bờ suối câu cá cải thiện bữa ăn. Đồng bào Pác Bó rất thương yêu và kính trọng Bác, thường chia sẻ cơm áo với Bác và các chiến sĩ cách mạng. Sau này, trong thư gửi đồng bào Cao Bằng ngày 2/9/1947, Người đã từng viết về tấm lòng của những người con người nơi đây với một sự tri ân sâu sắc: “Đồng bào Thổ, đồng bào Nùng, đồng bào Mán, đồng bào Mèo cho đến người anh em Hoa kiều người thì giúp cho chúng tôi ăn, kẻ thì cho chúng tôi áo, có những đồng bào nhịn ăn, nhịn mặc, bán trâu, bán ruộng để giúp chúng tôi làm cách mệnh. Thật quý hóa vô cùng”.

Giản dị và thanh bạch, hiền hòa như một thi tiên... Bác đã ở đây "dịch sử Đảng" bên chiếc bàn đá, sáng tối “cháo bẹ rau măng”,  sống cuộc đời người chiến sĩ cách mạng, tuy gian khổ và vất vả, nhưng luôn vững tin về tương lai, về một ngày mai độc lập tự do trên đất nước Việt Nam.

                      050468f05_mot_c_pac_bo.jpg                        Một góc núi rừng Pác Bó

Ngày nay Pác Bó đã trở thành một di tích lịch sử quan trọng của Quốc gia. Người dân nơi đây luôn một lòng yêu kính Bác. Họ rất thân thiện, mộc mạc và nồng hậu. Họ giản dị, tự nhiên và hiếu khách. Chúng tôi được thưởng thứ chè nụ vối- thứ chè ngọt chát rất thơm được từ những người đồng bào Pác Bó. Họ kể con em họ nghe về Cụ Hồ, ông cụ có đôi mắt sáng ngời, thân ái với các cháu thiếu nhi đã từng một thời sinh sống trên mảnh đất của họ. Những em bé người dân tộc Nùng ngồi chơi bên bờ suối Lê-nin vui vẻ vẫy chào những đoàn khách du lịch đi qua. Các em rất trong sáng và hồn nhiên, và cũng giống như cha mẹ mình, các em rất am hiểu về lịch sử và những địa danh nơi đây, nhiệt tình đưa đoàn khách du lịch đi thăm hang Cốc Bó, núi Các Mác,lán Khuổi Nậm, giới thiệu với chúng tôi rất nhiều điều lí thú. Và khi được hỏi các em có yêu quý Bác không, đứa nào cũng đồng thanh trả lời: “Có ạ”.

Pác Bó-mảnh đất của cảm hứng thi ca

Với phong cảnh sơn thủy hữu tình và bề dày lịch sử cách mạng, không mấy ngạc nhiên khi Pác Bó là cội nguồn cảm hứng của những bài thơ và bài ca đi cùng năm tháng. Ca khúc “Tiếng hát giữa rừng Pác Bó” của nhạc sĩ Nguyễn Tài Tuệ là một trong những bài hát hay nhất về Người, với giai điệu trữ tình, sâu lắng, thân thương đến nao lòng:“Trông vời lưng núi, Khuổi Nậm rì rào núi cao tầng mây. Lặng nghe sáo ai, bay dập dìu trên đèo.Kể rằng người về đây. Nhà in lưng đá.Người về quê ta, tấm áo chàm tình thương quê nhà…” Điều đặc biệt là bài hát này được sáng tác ngay cả khi nhạc sĩ chưa một lần đến với Pác Bó, nhưng niềm yêu mến mà ông dành cho Bác Hồ, dành cho quê hương cách mạng đã tạo nên cảm hứng ông viết nên những lời ca, giai điệu đẹp đẽ đến thế.

Tập thơ Việt Bắc của nhà thơ Tố Hữu cũng là một trong những tập thơ xuất sắc viết về  những năm tháng đấu tranh gian khổ trong cuộc kháng chiến chống Pháp, trong đó thiên nhiên Việt Bắc và chân dung Bác Hồ hiện lên thật dung dị và thân thuộc: “Nhớ Người những sáng tinh sương-Ung dung yên ngựa trên đường suối reo-Bước chân Người bước lên đèo-Người đi rừng núi trông theo bóng Người…”

             050468f05_bac_ho_o_pac_bo.jpg                
Bác Hồ ở Pác Bó (ảnh st)

Và không thể không nhắc tới những bài thơ do chính Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết trong thời gian ở đây. Đó là  về thiên nhiên Pác Bó hùng vĩ “non xa xa, nước xa xa”, về cuộc sống hằng ngày “Sáng ra bờ suối tối vào hang-Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng”, về cuộc đời cách mạng “bàn đá chông chênh dịch sử Đảng”. Nhưng vượt lên tất cả, ở Bác vẫn là một phong thái ung dung, tự do, lạc quan trong mọi hoàn cảnh, để giữ vững tinh thần chiến đấu, vì độc lập tự do, vì nhân dân, vì một tâm nguyện tha thiết, rằng “đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”.

Tạm biệt Pác Bó, tạm biệt quê hương cách mạng Cao Bằng mà trong lòng chúng tôi còn bao nhiêu nỗi niềm bâng khuâng nhớ tiếc. Nhất định chúng tôi sẽ còn trở lại, để một lần nữa được lắng nghe gió hát, về những khúc ca của đại ngàn và rừng già sâu thẳm, để được say trong tình người nồng thắm, để được hòa mình vào non xanh nước biếc trời mây... Cao Bằng.
                                                              Võ Thanh Tùng
                                                       Truyền hình K34A2
                                                  

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật6 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật1 tuần trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật1 tuần trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN