Thập niên 2010: Thời đại hoàng kim của những phát kiến khoa học (Phần 1)

(Sóng trẻ) – Thập niên 2010 đánh dấu một thời kì vàng của những phát kiến khoa học, đặc biệt là lĩnh vực khoa học vũ trụ. Chỉ trong vòng 10 năm, nhiều khám phá thú vị mới được tiết lộ, giúp chúng ta hiểu rõ thêm phần nào về thế giới xung quanh, giải mã một phần những bí ẩn còn tồn tại. Dưới đây là những phát kiến khoa học đặc sắc nhất trong thập kỷ 2010.

1) Sóng hấp dẫn

76eae550f_onalwavesgeneratedbybinaryneutronstars1024x576.jpg

Albert Einstein đã đúng khi dự đoán về sự tồn tại của sóng hấp dẫn (Ảnh: CNN)

Năm 2016, các nhà khoa học xác nhận: Albert Einstein đã đúng khi dự đoán về sự tồn tại của sóng hấp dẫn trong thuyết tương đối tổng quát được nhà thiên tài Vật Lý Học công bố vào 100 năm trước. Bằng quan sát, các nhà thiên văn học đã phát hiện sóng hấp dẫn được tạo ra từ hai lỗ đen hợp nhất.

Chính phát kiến này đã mở ra nhiều phát hiện mang tính đột phá khác trong thập kỷ 2010.

2) Hình ảnh đầu tiên của lỗ đen

76eae550f_5caff26ac57fa6341520b6c2.jpg

Hình ảnh đầu tiên của lỗ đen (Ảnh: CNN)

Tháng 4 năm 2019, các nhà khoa học đã sử dụng một mạng lưới kính viễn vọng toàn cầu để quan sát và chụp bức ảnh đầu tiên về lỗ đen. Hình ảnh cho thấy lỗ đen cực kì lớn và bóng của nó nằm ở trung tâm một thiên hà có tên M87. 

Theo các nhà nghiên cứu, đây là bằng chứng trực quan đầu tiên cho thấy lỗ đen tồn tại. Qua quan sát ảnh, ta có thể thấy phần trung tâm của lỗ đen là một vùng tối, được một vòng sáng bao chung quanh với phần dưới rực rỡ hơn.

3) Nài vũ trụ có gì? Hàng ngàn hành tinh

76eae550f_3.jpg

Kepler 452-b, một hành tinh có kích thước tương đương Trái Đất, quay quanh một ngôi sao tương tự như Mặt Trời của chúng ta (Ảnh: CNN)

Tàu vũ trụ Kepler, mang nhiệm vụ săn lùng các hành tinh được phóng vào không gian từ năm 2009, đã phát hiện 2.899 ứng cử viên nại hành tinh và 2.681 nại hành tinh được xác nhận trong thiên hà của chúng ta. Điều này tiết lộ: hệ Mặt Trời của chúng ta không phải là ngôi nhà duy nhất của các thiên thể hình cầu.

Kepler giúp các nhà thiên văn học khám phá ra rằng: 20% đến 50% số sao chúng ta thấy trên bầu trời đêm có khả năng là các hành tinh đất đá, cỡ nhỏ hoặc kích thước bằng Trái Đất, thuộc khu vực có thể sống được. Đây có thể là những hành tinh sở hữu nước lỏng trên bề mặt, có cơ hội tồn tại sự sống.

76eae550f_4.jpg

Ngôi sao lùn TRAPPIST - 1 với bảy hành tinh có kích thước ngang bằng Trái Đất quay quanh nó (Ảnh: CNN)

Những hành tinh mà tàu vũ trụ Kepler tìm được đã khiến giới khoa học phải choáng váng: Kepler-22b, một hành tinh nước mang kích thước tầm giữa Trái Đất và Sao Hải Vương; những hành tinh khí khổng lồ tựa địa ngục; các hành tinh đất đá; các hành tinh có kích thước bằng hoặc gấp đôi Trái Đất; và một hệ thống tám hành tinh.

4) Những thiên thể tồn tại nước

Vào năm 2017, NASA công bố bằng chứng mới cho thấy vệ tinh Europa của Sao Mộc hoặc vệ tinh Enceladus của Sao Thổ là những nơi có khả năng tồn tại sự sống nài Trái Đất. Cả hai thiên thể đều được phát hiện đang gửi các khối vật chất vào không gian.

Phi vụ Cassini của NASA với sứ mệnh khám phá Thổ Tinh cùng các vệ tinh xung quanh đã cung cấp nhiều dữ liệu mới về Enceladus. Bên cạnh đó, Cassini còn cho chúng ta một cái nhìn cận cảnh về Titan, vệ tinh duy nhất trong Hệ Mặt Trời sở hữu bầu khí quyển. Giống như Trái Đất, Titan cũng có các chất lỏng trên bề mặt và là một môi trường. 

Trong tương lai, năm 2025 và 2026, lần lượt từng phi vụ của NASA sẽ được khởi động để khám phá thêm về Europa và Titan.

8ee69ab0e_5.jpg

Hình ảnh cho thấy Cassini đang thâm nhập vào Enceladus (Ảnh: CNN)

5) Hạt ma

8ee69ab0e_6.jpg

Lỗ đen siêu lớn ở trung tâm thiên hà gửi một luồng vật chất năng lượng cao hẹp vào không gian (Ảnh: CNN)

Năm 2018, các nhà khoa học đã truy tìm nguồn gốc của một hạt hạ nguyên tử kì lạ, di chuyển 3,7 tỷ năm ánh sáng đến Trái Đất. Hạt vũ trụ nhỏ mang năng lượng lớn này được gọi là neutrino. Nó được tìm thấy bởi các cảm biến của máy dò IceCube – máy dò hạt neutrino lớn nhất thế giới đặt tại Nam Cực.

Các nhà khoa học cũng như các đài quan sát khắp thế giới đã theo dõi một hạt neutrino, bất ngờ phát hiện hạt này xuất phát từ một thiên hà khổng lồ với một lỗ đen siêu lớn, quay nhanh ở trung tâm. Thiên hà này cách Trái Đất 4 tỷ năm ánh sáng.

Từ phát hiện này, các nhà khoa học đã có thêm cơ sở dữ liệu để tìm hiểu rõ hơn khối lượng, nguồn gốc của hạt neutrino.

6) Khám phá khủng long

Trong suốt hai thập kỷ qua, các nhà khoa học không ngừng tìm hiểu về khủng long, từ đó phát hiện ra nhiều điều mà chúng ta chưa từng biết. Ấn tượng nhất, chính là hai khám phá nổi bật vào năm 2016, 2017.

Vào năm 2016, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy một chiếc lông đuôi khủng long 99 triệu năm tuổi mắc kẹt trong một khối hổ phách. Các chi tiết của lông và bộ xương được bảo quản vô cùng kĩ, theo một cách chưa từng thấy trước đây.

022606adb_7.jpg

Chiếc lông khủng long 99 triệu năm tuổi được hổ phách bao bọc (Ảnh: CNN)

Tới năm 2017, hóa thạch của một con khủng long bọc thép 110 triệu năm tuổi đã làm cả thế giới phải kinh ngạc. Với làn da và bộ giáp cơ thể còn nguyên vẹn, hóa thạch khủng long này được bảo quản tốt đến mức nhìn trông như thật.

39704fd63_8.jpg

Hóa thạch khủng long 110 triệu năm tuổi còn nguyên vẹn (Ảnh: CNN)

7) Máu và kẹo cao su cổ đại

Phát hiện về máu, nước tiểu và mô hiếm trong các di tích cổ đã khuyến khích một số nhà khoa học nghĩ về việc nhân bản và hồi sinh những loài vật đã tuyệt chủng.

Ngay trong năm 2019, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra xác một chú ngựa 42.000 năm còn phủ đầy lông, giữ lại cả máu và nước tiểu. 

Trước đó 6 năm, các nhà khoa học đã rất vui mừng khi tìm thấy hài cốt của một con voi ma mút cái 10.000 năm tuổi có máu lỏng, đánh dấu phát hiện đầu tiên về loại này.

721991e0c_9.jpg

Hài cốt của một con voi ma mút cái 10.000 năm tuổi có máu lỏng được tìm thấy vào năm 2013 đã giúp các nhà khoa học có hi vọng hồi sinh và nhân bản những loài vật đã tuyệt chủng (Ảnh: CNN)

Nhưng DNA có thể chiết xuất từ các vật dụng khác, như kẹo cao su cổ đại. Hắc in được nấu từ vỏ cây bạch dương, thứ có chức năng tương tự như kẹo cao su ngày nay, đã tiết lộ toàn bộ bộ gen và hệ vi sinh vật đường miệng của một cô gái sống cách đây 5.700 năm. Điều này đánh dấu lần đầu tiên vật liệu di truyền của con người được chiết xuất thành công từ một thứ khác khác nài xương người.

721991e0c_10.jpg

Bức vẽ khắc họa lại Lola, một cô bé sống tại Đan Mạch 5.700 năm trước, dựa theo nghiên cứu từ "kẹo cao su cổ đại" (Ảnh: CNN)

Phạm Phương Linh (Theo CNN)

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Tin nổi bật2 ngày trước

(Sóng trẻ) - Sáng 19/5, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), đồng bào khắp mọi miền Tổ quốc đều hướng về Lăng Bác dịp kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1980 - 19/5/2024). Trong tim mỗi người dân đều mang một cảm xúc bồi hồi khó tả.

Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII hoàn thành toàn bộ nội dung đã đề ra

Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII hoàn thành toàn bộ nội dung đã đề ra

Tin nổi bật2 ngày trước

(Sóng trẻ) - Sau ba ngày (16-18/5) làm việc khẩn trương, nghiêm túc, đầy tinh thần trách nhiệm, Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII bế mạc ngày 18/5, hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra.

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN