“Thời oanh liệt nay còn đâu…”

(Sóng Trẻ) - Hà Nội là mảnh đất văn vật ngàn năm văn hiến, cũng là nơi lưu giữ nhiều trầm tích văn hóa – lịch sử của đất nước. Tiếc rằng, hiện nay nhiều di tích lịch sử có ý nghĩa quan trọng vẫn chưa được quan tâm bảo tồn, gìn giữ và phát huy hết những giá trị vốn có của mình. Một trong số đó phải kể tới ngôi nhà số 48 Hàng Ngang.

Nằm giữa khu phố cổ, nhà 48 Hàng Ngang của ông bà Trịnh Văn Bô (nay thuộc phường Hàng Đào, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã được TW Đảng chọn làm nơi ở và làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong những ngày đầu Người từ chiến khu Việt Bắc trở về thủ đô tháng 8/1945.

Người đã sống và hoạt động cách mạng tại ngôi nhà này từ ngày 25/8/1945 – đầu 9/1945. Tại đây, nhiều chủ trương, chính sách quan trọng về đối nội, đối nại; về thể chế và thành phần Chính phủ mới; về việc tổ chức ngày lễ Độc lập… đã được Bác cũng Ban Thường vụ TW Đảng đề ra. Đặc biệt, tại một căn phòng trên tầng 2 của ngôi nhà này, Bác đã soạn thảo bản “Tuyên ngôn độc lập”, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Nhà nước đầu tiên trong khu vực Đông Nam Á lúc bấy giờ.

Là chứng nhân lịch sử của sự kiện trọng đại ấy, nhà số 48 Hàng Ngang đã được Bộ Thông tin và truyền thông công nhận là Di tích Lịch sử Văn hóa theo quyết định số 54 VH/QĐ ngày 29/4/1979.

Tuy nhiên, hiện nay, công tác bảo tồn, giới thiệu và phát triển di tích này khá yếu kém khiến khách tham quan không khỏi xót xa, ngậm ngùi. Thoạt tiên, đập vào mắt bạn là hàng dây điện chằng chịt như mạng nhện ngay trước mặt di tích, rất mất mỹ quan và gây phản cảm.

                                                105481909_797cb5923f35fca3d46fdb63b2c30349_44952091.anh1.jpg

                                                Di tích nhà 48 Hàng Ngang giữa phố xá nhộn nhịp

Nằm ngay trên tuyến phố mua sắm sầm uất vào bậc nhất của Hà Nội, tuyến phố văn minh cấm để xe trên vỉa hè, trong khi các số nhà liền kề rất thông thoáng thì tại ngôi nhà lịch sử đã trở thành di tích này lại có tới ba bốn cái xe máy án ngữ cả trái lẫn phải.

Bước vào trong, cảmgiác thất vọng càng tăng lên khi mặc dù đã hơn 8h30 (quá giờ mở cửa quy định tới 30 phút) nhưng nhân viên di tích vẫn chưa sẵn sàng cho công việc.

                                          10541bc82_0adb0f623954d43d909f0a7f4ce57797_44951833.anh2.jpg

                                          Trong giờ làm, nhân viên còn bận làm việc cá nhân

Không chỉ vậy, phủ lên những kỉ vật thiêng liêng, quý giá của Bác Hồ đáng buồn thay lại là lớp bụi mờ mờ, gai gai. Từ những tấm hình, khung ảnh treo bài báo, bài nói chuyện đến tượng Bác… tất cả đều bị bụi bặm nơi phố phường đông đúc trùm kín, cứ như thể chúng vừa được mang lên từ nhà kho chứ chẳng phải được nâng niu, trân trọng trưng bày trong di tích.

Dưới sàn nhà, vệt dài kẹo cao su đen xì càng chứng tỏ nơi đây ít được chăm  sóc, lau chùi thường xuyên. Những đồ đạc xếp lỉnh khỉnh dưới cầu thang dẫn lên tầng 2 dù được che bởi tấm màn nhung đỏ cũng không giấu nổi vẻ bừa bộn.

                    1055d5642_fee6a45215a60661ebf3c0ce77cc9523_44952110.anh3.jpg

                                              Vết dài kẹo cao su bẩn thịu trên sàn nhà di tích

Cả căn nhà rộng lớn, mênh mông nhưng hoàn toàn vắng vẻ, hoang lạnh. Một mình tôi trơ trọi giữa căn phòng thênh thang với những kỉ vật của Người. Không một khách tham quan,không một người thuyết minh. Không gian im ắng đến buồn tẻ.

Mặc dù những gì tôi quan sát chỉ mang tính chất thời điểm nhưng cũng thật đáng buồn và thất vọng làm sao khi một di tích lịch sử - văn hóa ghi nhiều dấu ấn quan trọng với nhiều kỉ vật thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh đang dần mất đi nhiều giá trị bởi thiếu bàn tay chăm sóc và cách tổ chức, quản lí không linh hoạt, sáng tạo.

Giá như các cơ quan chức năng quan tâm, chú trọng để làm sống dậy di tích, giúp nhà lưu niệm trở nên sinh động, gần gũi hơn với khách du lịch thì đáng quý biết bao!

Đặng Thị Hương
Lớp Báo mạng điện tử K.31
Họcviện Báo chí và Tuyên truyền

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN