Thói quen dùng từ sai

(Sóng Trẻ) - Có nhiều từ được sử dụng thường xuyên trong cuộc sống hàng ngày nhưng nhiều người vẫn sử dụng không đúng, làm thay đổi nghĩa của từ. Sự nhầm lẫn lâu dần thành thói quen khó sửa. Thậm chí, nhiều nhà báo dùng từ ngữ sai đến trở thành… phong cách mà không biết. Xin giới thiệu bài viết của tác giả Y Uông, đăng trên Tạp chí Nghiệp vụ phát thanh để sinh viên báo chí chúng ta cùng tham khảo.

Vị thành niên: Trong tiếng Hán, Vị có nhiều nghĩa, trong đó có một nghĩa là chưa tới, chưa đến. Vị trong từ Vị thành niên, vị lai đều mang nghĩa này. Từ điển tiếng Việt, nhà xuất bản khoa học xã hội – Hà Nội – 1977, giải thích: Vị thành niên - Người chưa đến tuổi trưởng thành để chịu trách nhiệm về những hành động của của mình. Thế nhưng vẫn có nhiều người không hiểu nghĩa của từ tố vị, vẫn viết những câu đại loại như: Các em chưa đến tuổi vị thành niên.

Trạm xá: Vẫn có nhà báo dùng từ trạm xá để gọi cơ sở điều trị bệnh (tuyến cơ sở). Nhiều người chúng ta vẫn nghe và chấp nhận hiểu theo nghĩa đó. Thực ra, từ trạm xá không có nghĩa là cơ sở điều trị bệnh. Trạm có nghĩa là nhà, còn có nghĩa khác là bộ phận chuyên môn ở địa phương, như trạm thu mua, trạm máy kéo…Còn xá cũng có nghĩa là nhà, như: quán xá, ..vì thế trạm xá không thể là cơ quan y tế ở xã. Đúng ra phải nói, phải viết là bệnh xá hoặc trạm y tế mới đúng.

Sinh thời: Sinh thời là thời còn sống. Hiểu như thế nhưng khi sử dụng có người vẫn thêm từ, thành ra thừa có khi dẫn đến tối nghĩa. Lẽ ra chỉ cần viết: Sinh thời, Bác Hồ sống rất giản dị… nhiều người lại viết: Lúc sinh thời, Bác Hồ…hoặc Sinh thời, Bác Hồ, Người sống rất giản dị…

Tham quan: Từ tham quan là từ Hán Việt đang bị mọi người chuyển dần thành thăm quan theo lối ghép tùy tiện để cho thuần Việt và cho rằng như thế mới đúng. Thực ra không phải vậy, trong tiếng Hán, Tham có nhiều nghĩa trong đó có nghĩa là xem xét, tìm hiểu…Tham trong tham quan có nghĩa như vậy. Còn quan là quan sát, nhìn ngắm… Tham quan có nghĩa là tìm hiểu, xem xét một nơi nào đó. Và như thế, thăm quan là một biến thể của tham quan do không hiểu nghĩa của từ.

Đến từ… Trong cách giới thiệu nhân vật của một số chương trình truyền hình, phát thanh hay nói: Anh A đến từ…Chị B đến từ…Chương trình đang diễn ra tại Hà Nội, MC vẫn giới thiệu: Anh A đến từ Hà Nội. Lẽ ra phải nói là: Anh A công tác ở Hà Nội.

Hiện nay, trên sóng phát thanh vẫn có nhiều phóng viên có cách nói như vậy Ví dụ như trong một chương trình giao lưu âm nhạc giữa các nghệ sĩ Việt Nam và nghệ sỹ nước nài trên sóng FM. Cuộc giao lưu được tổ chức tại Hà Nội nhưng đến phần biểu diễn của nghệ sỹ Việt Nam, người đẫn chương trình lại giới thiệu: Nghệ sĩ… đến từ Việt Nam.

Xung quanh vấn đề này…Cách nói này thường bắt gặp ở thể loại phỏng vấn, phát biểu và cả trong phóng sự trên sóng phát thanh. Dẫn phát biểu của ông A, bà B… phóng viên, biên tập viên thường nói: Xung quanh vấn đề này ông cho biết…Chắc chắn người nghe sẽ thắc mắc: Sao lại cứ xung quanh mà không đi thẳng vào vấn đề? Vậy nên chúng ta nên nói: Về vấn đề này ông cho biết,… như thế sẽ chính xác và hay hơn.

Cứu cánh không phải là cứu cánh: “Cứu cánh” là từ Hán - Việt, nghĩa của từ này là mục đích cuối cùng. Nhiều người làm báo lại nhầm, hiểu nghĩa của từ này như là phương tiện, là thứ để cứu người ta khi khó khăn.

(Sưu tập)

                                                                                                                                          

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN