Thu phí tải nhạc trực tuyến: Chuyện như chưa bắt đầu
(Sóng Trẻ) - Ngày 1/11/2012, theo kế hoạch, 7 trang web âm nhạc lớn nhất Việt Nam sẽ đồng loạt thực hiện việc thu phí tải nhạc để bảo đảm vấn đề bản quyền. Tuy nhiên, việc tiến hành thu phí tải nhạc trực tuyến còn tồn tại quá nhiều điểm bất cập.
Hài hước chuyện thu phí tải nhạc trực tuyến
Càng gần đến cái hẹn 1/11/2012, cộng đồng nghe nhạc trực tuyến lại càng sốt sắng với việc thu phí, nộp phí. Trước “giờ G”, cộng đồng nghe nhạc trực tuyến chia làm 2 “phe”: một bên ủng hộ việc thu phí để bảo đảm thực hiện vấn đề bản quyền cũng như lợi ích của nhạc sĩ sáng tác, một bên khác thì lại cho rằng, thu phí vừa đắt, vừa không có lợi ích gì vì thông tin về thu phí rất không rõ ràng. Nín thở chờ ngày 1/11 đến để rồi tất cả cùng bất ngờ vì việc thu phí… cẩu thả quá.
Trong 7 trang web lớn thực hiện thu phí tải nhạc gồm music..vn, nhaccuatui.com, mp3.zing.vn, nhac.vui.vn, keeng.vn, music.vnn.vn, yeucahat.com, chỉ có trang mp3.zing.vn là thực hiện việc thu phí (có vẻ) nghiêm túc hơn cả. Nói là “có vẻ” bởi Zing lập hẳn một cửa hàng (store) để “bán” các ca khúc. Tuy nhiên, điều đáng nói ở đây là cửa hàng này chỉ có hơn…100 bài hát (quá nhỏ so với con số hàng chục nghìn bài hát hiện có). Bên cạnh đó, trang Mp3.Zing (trang web nghe nhạc chủ lực của hệ thống Zing) lại…không hề thu phí tải nhạc. Việc thu phí dường như lại chẳng có ảnh hưởng gì bởi vì từ trước đến nay, người dùng thường tải nhạc tại trang Mp3 Zing chứ rất ít người biết đến Zing Store.
Trang Zing Store chuyên bán các ca khúc nhưng lại rất ít người quan tâm
Trên những trang web còn lại, việc đóng phí còn khó khăn hơn rất nhiều. Các trang này đều sử dụng hệ thống thanh toán điện tử Ngân Lượng hoặc Bảo Kim, những dịch vụ mà nhiều người còn …chưa nghe tên bao giờ. Thủ tục rắc rối, lằng nhằng khiến cho việc đóng phí gặp rất nhiều khó khăn. Nhiều người đành tặc lưỡi: “Thôi, bỏ cho rồi!”
Không biết tại vì thời gian triển khai quá gấp (hơn 2 tháng, từ ngày ra quyết định là 15/8/2012) hay bởi sự thiếu trách nhiệm đối với công tác bản quyền mà cuối cùng, việc thu phí lại trở thành một trò hề không hơn không kém. Chính điều này đã khiến cả những người ủng hộ và không ủng hộ việc thu phí cảm thấy bức xúc.
Muôn hình nụ cười chuyện thu phí
Giữa tháng 10/2012, tập đoàn Coca-cola Việt Nam quyết định cắt quảng cáo với trang Zing Mp3 vì những vấn đề liên quan đến bản quyền của trang web này. Những tưởng động thái này sẽ là một cú hích để việc thực hiện thu phí tải nhạc vào ngày 1/11 được làm đến nơi đến chốn. Nhưng thực tế việc thu phí tải nhạc cẩu thả đã làm cho người cười cay đắng, người cười hả hê.
Theo Vân Anh (lớp Xuất bản K29, HV BC-TT): “Thu phí là điều cần thiết. Đó chính là công sức chính đáng mà các nhạc sĩ đã bỏ ra, cũng giống như những nhà văn thì phải có tiền bản quyền, lợi nhuận khi bán sách vậy. Thu phí tải nhạc sẽ tạo nguồn thu chính đáng mà các nhạc sĩ đáng được nhận, đồng thời tạo động lực cho các nhạc sĩ sáng tác thêm những bài chất lượng. Thế nhưng, với kiểu thu phí như hiện nay thì sẽ chẳng ai biết là tiền đấy đi đâu!”
Chỉ cần có phần mềm IDM là bạn có thể tải nhạc bình thường
Vốn không ủng hộ việc thu phí, bạn Việt Anh (ĐH Nại Thương) chia sẻ: “Tôi không ủng hộ việc thu phí. Tối 31/10, tôi đã phải thức gần trắng đêm để… tải nhạc vì sợ tốn tiền. Ai ngờ đến tận bây giờ tôi vẫn có thể tải nhạc bình thường bằng nhiều cách khác nhau. Tự nhiên mất công vô ích!”
Nhiều bạn trẻ sau khi biết việc thu phí tải nhạc thực hiện không nghiêm túc, đều đã mất lòng tin vào những gì nhà cung cấp nhạc hứa hẹn, đặc biệt đã có sự hoài nghi về việc sử dụng số tiền phí đó như thế nào. Trong số hơn trăm bình luận trên trang Genk.vn, đến 90% là những lời đánh giá không hay về việc thu phí. Có bạn còn cho rằng: “Chắc việc sử dụng nguồn phí còn nhiều điều đáng ngờ nên các trang web âm nhạc không dám làm thật, làm mạnh. Nếu quả thật như vậy thì thực sự, vấn đề tác quyền âm nhạc tại Việt Nam sẽ mãi chỉ là những tờ giấy in màu đóng dấu đẹp mà thôi!”
Thiết nghĩ, việc thu phí tải nhạc muốn đạt được những kết quả tích cực cần phải có sự minh bạch, rõ ràng và đơn giản hóa quá trình thu phí. Đồng thời các trang web và các ca sỹ, nghệ sỹ cần có trách nhiệm cung cấp những sản phẩm âm nhạc thực sự chất lượng đến với người nghe.
Bùi Văn Đông
Báo mạng điện tử K.29
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Hài hước chuyện thu phí tải nhạc trực tuyến
Càng gần đến cái hẹn 1/11/2012, cộng đồng nghe nhạc trực tuyến lại càng sốt sắng với việc thu phí, nộp phí. Trước “giờ G”, cộng đồng nghe nhạc trực tuyến chia làm 2 “phe”: một bên ủng hộ việc thu phí để bảo đảm thực hiện vấn đề bản quyền cũng như lợi ích của nhạc sĩ sáng tác, một bên khác thì lại cho rằng, thu phí vừa đắt, vừa không có lợi ích gì vì thông tin về thu phí rất không rõ ràng. Nín thở chờ ngày 1/11 đến để rồi tất cả cùng bất ngờ vì việc thu phí… cẩu thả quá.
Trong 7 trang web lớn thực hiện thu phí tải nhạc gồm music..vn, nhaccuatui.com, mp3.zing.vn, nhac.vui.vn, keeng.vn, music.vnn.vn, yeucahat.com, chỉ có trang mp3.zing.vn là thực hiện việc thu phí (có vẻ) nghiêm túc hơn cả. Nói là “có vẻ” bởi Zing lập hẳn một cửa hàng (store) để “bán” các ca khúc. Tuy nhiên, điều đáng nói ở đây là cửa hàng này chỉ có hơn…100 bài hát (quá nhỏ so với con số hàng chục nghìn bài hát hiện có). Bên cạnh đó, trang Mp3.Zing (trang web nghe nhạc chủ lực của hệ thống Zing) lại…không hề thu phí tải nhạc. Việc thu phí dường như lại chẳng có ảnh hưởng gì bởi vì từ trước đến nay, người dùng thường tải nhạc tại trang Mp3 Zing chứ rất ít người biết đến Zing Store.
Trang Zing Store chuyên bán các ca khúc nhưng lại rất ít người quan tâm
Trên những trang web còn lại, việc đóng phí còn khó khăn hơn rất nhiều. Các trang này đều sử dụng hệ thống thanh toán điện tử Ngân Lượng hoặc Bảo Kim, những dịch vụ mà nhiều người còn …chưa nghe tên bao giờ. Thủ tục rắc rối, lằng nhằng khiến cho việc đóng phí gặp rất nhiều khó khăn. Nhiều người đành tặc lưỡi: “Thôi, bỏ cho rồi!”
Không biết tại vì thời gian triển khai quá gấp (hơn 2 tháng, từ ngày ra quyết định là 15/8/2012) hay bởi sự thiếu trách nhiệm đối với công tác bản quyền mà cuối cùng, việc thu phí lại trở thành một trò hề không hơn không kém. Chính điều này đã khiến cả những người ủng hộ và không ủng hộ việc thu phí cảm thấy bức xúc.
Muôn hình nụ cười chuyện thu phí
Giữa tháng 10/2012, tập đoàn Coca-cola Việt Nam quyết định cắt quảng cáo với trang Zing Mp3 vì những vấn đề liên quan đến bản quyền của trang web này. Những tưởng động thái này sẽ là một cú hích để việc thực hiện thu phí tải nhạc vào ngày 1/11 được làm đến nơi đến chốn. Nhưng thực tế việc thu phí tải nhạc cẩu thả đã làm cho người cười cay đắng, người cười hả hê.
Theo Vân Anh (lớp Xuất bản K29, HV BC-TT): “Thu phí là điều cần thiết. Đó chính là công sức chính đáng mà các nhạc sĩ đã bỏ ra, cũng giống như những nhà văn thì phải có tiền bản quyền, lợi nhuận khi bán sách vậy. Thu phí tải nhạc sẽ tạo nguồn thu chính đáng mà các nhạc sĩ đáng được nhận, đồng thời tạo động lực cho các nhạc sĩ sáng tác thêm những bài chất lượng. Thế nhưng, với kiểu thu phí như hiện nay thì sẽ chẳng ai biết là tiền đấy đi đâu!”
Chỉ cần có phần mềm IDM là bạn có thể tải nhạc bình thường
Vốn không ủng hộ việc thu phí, bạn Việt Anh (ĐH Nại Thương) chia sẻ: “Tôi không ủng hộ việc thu phí. Tối 31/10, tôi đã phải thức gần trắng đêm để… tải nhạc vì sợ tốn tiền. Ai ngờ đến tận bây giờ tôi vẫn có thể tải nhạc bình thường bằng nhiều cách khác nhau. Tự nhiên mất công vô ích!”
Nhiều bạn trẻ sau khi biết việc thu phí tải nhạc thực hiện không nghiêm túc, đều đã mất lòng tin vào những gì nhà cung cấp nhạc hứa hẹn, đặc biệt đã có sự hoài nghi về việc sử dụng số tiền phí đó như thế nào. Trong số hơn trăm bình luận trên trang Genk.vn, đến 90% là những lời đánh giá không hay về việc thu phí. Có bạn còn cho rằng: “Chắc việc sử dụng nguồn phí còn nhiều điều đáng ngờ nên các trang web âm nhạc không dám làm thật, làm mạnh. Nếu quả thật như vậy thì thực sự, vấn đề tác quyền âm nhạc tại Việt Nam sẽ mãi chỉ là những tờ giấy in màu đóng dấu đẹp mà thôi!”
Thiết nghĩ, việc thu phí tải nhạc muốn đạt được những kết quả tích cực cần phải có sự minh bạch, rõ ràng và đơn giản hóa quá trình thu phí. Đồng thời các trang web và các ca sỹ, nghệ sỹ cần có trách nhiệm cung cấp những sản phẩm âm nhạc thực sự chất lượng đến với người nghe.
Bùi Văn Đông
Báo mạng điện tử K.29
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Cùng chuyên mục
Bình luận