Tiền Giang: Khổ!... Vì dự án treo


(Sóng Trẻ) - “Có người không dám trồng thêm cây, không dám chăm sóc vườn, không dám sửa sang nhà cửa, … thậm chí nhà sắp sập cũng chẳng dám làm gì, chỉ biết che tạm bợ, sửa tạm thời để che mưa, che nắng vì trông chờ dự án”.

Một dịp ghé thăm xã Xuân Đông, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang; tôi không thể ngỡ ngàng hơn được khi người dân nơi đây vốn nghèo lại càng khó. Vườn cây trái không dám tu bổ, nhà cửa không màn đến việc sửa sang, cất mới và nhiều công việc khác phải dừng lại vì một chữ “chờ”.

Qua tìm hiểu, được biết người dân ở đây đang “chờ” một dự án, mà người dân hay quen gọi bằng “Dự án kênh Chợ Gạo”, đó là Dự án đầu tư xây dựng công trình “Nâng cấp tuyến kênh Chợ Gạo” được Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt tại Quyết định số 3178/QĐ-BGTVT ngày 30/10/2009; Quyết định phê duyệt phân kỳ đầu tư số 1730/QĐ-BGTVT ngày 03/08/2011. Chủ đầu tư là Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, đại diện Chủ đầu tư là Ban quản lý các dự án đường thủy nội địa phía Nam với tổng mức đầu tư là hơn 4 nghìn 2 trăm tỉ đồng.

Mục đích dự án là đầu tư nâng cấp, ổn định tuyến kênh Chợ Gạo, khắc phục triệt để vấn đề quá tải và ùn tắc tàu thuyền nhằm tăng khả năng thông qua luồng, đáp ứng kịp thời nhu cầu vận tải thủy trên tuyến kênh Chợ Gạo hiện tại và trong lâu dài. 

Dự án kênh Chợ Gạo đi qua 03 ấp của xã Xuân Đông, với 265 hộ và tổng diện tích đất bị thu hồi là 298.217,8 m2. Trong đó: ấp Tân Thạnh là 75 hộ (34 hộ bị mất trắng; 15 hộ nghèo); ấp Tân Thuận là 84 hộ (17 hộ bị mất trắng, 10 hộ nghèo); ấp Tân Hòa là 106 hộ (31 hộ bị mất trắng, 7 hộ nghèo).

623518a59_untitled.jpg

Tuy nhiên, hiện tại người dân vẫn còn phải chờ. Đối với người dân địa phương, khi được các cơ quan chức năng thông báo triển khai dự án, kiểm kê tài sản, … là nghĩ ngay đến việc áp giá đền bù và thực hiện trong thời gian “sắp tới”. Vì vậy, người dân cứ trông chờ vào dự án, có người không dám trồng thêm cây, không dám chăm sóc vườn, không dám sửa sang nhà cửa, … thậm chí nhà sắp sập cũng chẳng dám làm gì, chỉ biết che tạm bợ, sửa tạm thời để che mưa, che nắng vì trông chờ dự án.

Nặng nề hơn, có những hộ gia đình bị giải tỏa trắng, họ vay tiền mua đất sẵn, để khi áp giá đền bù có cái nền để cất nhà ngay. Thế mà, tiền lãi suất ngày càng tăng mà dự án vẫn còn phải “chờ”.

Ông Nguyễn Minh Tấn, bí thư chi bộ ấp Tân Thuận trao đổi với chúng tôi, tại địa bàn ấp ông có rất nhiều trường hợp khó khăn, như bà Phạm Thị Nga, với diện tích 3.000 m2, hiện nay vừơn cây ăn trái của bà không dám đầu tư chăm sóc, nhà cửa cũng không sửa chữa tu bổ vì chờ dự án; riêng ông Võ Văn Ba có 800 m2, phần nền nhà ông phần đà đang sụp vì đất lỡ. Người dân bức xúc với ông Tấn nhiều lần, nhờ ông phản ánh rằng dự án làm hay không làm, nếu làm thì nhanh chóng thi công, để người dân sớm được đền bù, và không phải hoang mang vì không biết thế nào. 

Hộ ông Đỗ Quang Tùng ngụ ấp Tân Hòa phản ánh: “Gia đình tôi có 1.400 m2, rơi vào dự án kênh Chợ Gạo là 1.200 m2, riêng cái nhà là bị mất hết 80%, vậy mà đến nay vẫn chưa được áp giá đền bù, nhà cửa siêu vẹo, mưa tới nơi rồi, sửa thì không được mà không sửa thì sao ở, mà sửa cách nào đây”. Ông đề nghị “Các ngành chức năng thực hiện nhanh chóng để người dân an cư lạc nghiệp”.

Trường hợp chị Lê Thị Kim Đông ngụ ấp Tân Thạnh còn nặng nề hơn, chị cho biết, nhà chị có 3.000 m2, đất rơi vào dự án hết 2.000 m2, chị đã vay mượn 220.000.000 đồng để mua phần đất để cất nhà, những chờ mãi mà chẳng thấy đâu. Chị buồn rầu: “Cứ đợi kiểu này chắc nghèo lại thêm khổ”.

Người dân nhiều lần phản ánh đến các ngành chức năng, trước hết là xã, xã đề xuất huyện, huyện lại đề xuất tỉnh, … Ông Nguyễn Văn Khang, Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang cho biết: “Chợ Gạo là tuyến kênh không chỉ quan trọng với Tiền Giang mà là một trục giao thông huyết mạch nối Đồng bằng sông Cửu Long với Đông Nam bộ và TP.HCM. Chủ trương đầu tư kênh Chợ Gạo là hết sức đúng đắn và cấp thiết. Hơn nữa, dự án có quy mô khá phức tạp, vốn đầu tư lớn, trong bối cảnh các nguồn vốn hạn hẹp thì bài toán đầu tư đặt ra là rất nan giải. UBND tỉnh Tiền Giang cam kết sẽ phối hợp chặt chẽ với Bộ GTVT và các cơ quan chức năng để có phương án triển khai hiệu quả nhất”.

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Đinh La Thăng cho rằng, công tác chuẩn bị dự án thời gian qua vẫn rất chậm. Thời gian đầu, chủ đầu tư đề xuất quy mô dự án quá cao. Sau khi có Nghị quyết 11 của Chính phủ, Bộ GTVT phải tính toán lại quy mô và tổng mức đầu tư.

Đành rằng dự án đang giai đoạn phải “chờ”, nhưng đời sống nhân dân nằm trong dự án vô cùng khó khăn, người dân phản ánh là chính đáng, là quyền và nghĩa vụ của công dân. Rất mong các ngành chức năng sớm chỉ đạo và đi vào thực hiện, để người dân an tâm mà “an cư lạc nghiệp”.

Minh Thảo 

Lớp Báo chí Tiền Giang

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN