Tiền Giang: Một điển hình trong xây dựng đời sống văn hóa
(Sóng Trẻ) - “Là người dân của quê hương Nam kỳ Khởi nghĩa, bản thân và gia đình mình phải sống sau cho xứng đáng với truyền thống của lớp người đi trước”. Đó là tâm niệm của hộ nông dân Nguyễn Văn Sáu – một điển hình trong phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở ấp Long Thành A, xã Long Hưng, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang.
Ông Nguyễn Văn Sáu sinh năm 1961, là con trai thứ trong gia đình có 5 anh chị em. Đang học dở THPT, ông lên đường nhập ngũ theo tiếng gọi của Tổ quốc, được đào tạo trung cấp quân y và phục vụ tại Quân khu 7 trong 5 năm. Năm 1982, ông giải ngũ về quê. Lúc ấy, hoàn cảnh gia đình còn khốn khó nên mãi đến năm 1995, ông mới lập gia đình với người con gái đất Nhị Bình là bà Nguyễn Thị Thu. Khi ra riêng, được cha mẹ cho sử dụng 4 công đất lúa, hai vợ chồng cất một cái chòi lụp xụp làm nơi trú ẩn qua ngày.
Tất bật với việc trồng lúa và làm thuê cho người khác để ổn định cuộc sống, nhờ cần cù siêng năng nên vợ chồng ông cũng dần bước qua hoàn cảnh khó khăn, kinh tế dần phát triển. Năm 2004, gia đình này đã thật sự vượt qua khó khăn khi cất được ngôi nhà khang trang cùng với trước đó đó. Thành quả đáng kể là hai vợ chồng đã dành dụm mua được quyền sử dụng thêm 5 công đất nhờ sự tích lũy vồn từ việc chuyển đổi đất lúa không còn hiệu quả sang trồng cây ăn trái có giá trị kinh tế.
Vợ chồng ông Nguyễn Văn Sáu.
Đầu tiên, mô hình trồng cây ăn trái ở hộ nông dân này là cây sapô (hồng xiêm), rồi chuyển sang trồng cây có múi. Và đến năm 2005, gia đình ông mới thật sự có mô hình kinh tế ổn định với cây ổi xá lị nghệ.Trừ ra công công đất trồng cây hỗn hợp và nuôi cá, với 6 công đất vườn còn lại chuyên trồng ổi xá lị, mỗi năm, gia đình ông có nguồn thu nhập cả trăm triệu đồng. Điển hình như năm 2012, với tổng cộng khoảng hơn 500 gốc ổi cho trái, ông bà thu hoạch hơn 60 tấn, giá bán bình quân khoảng 4.000 đồng/ 1kg, đem lại nguồn thu khoảng 240 triệu đồng, sau khi trừ chi phí, còn lãi khoảng 200 triệu đồng.
Đây là một trong những mô hình nông dân trổng ổi thành công nhất ở vùng ổi chuyên canh của xã Long Hưng. Khác với sự phổ biến của nhiều hộ nông dân trồng ổi không hạt ở khu vực này thì nông dân Nguyễn Văn Sáu lại thành công với cây ổi xá lị nghệ. Ông cho biết, việc trồng ổi xá lị nghệ cho năng suất cao hơn, lại dễ trồng, ít chi phí nên có hiệu quả cao.
Vườn được chia nhiều khu, ở khu liếp nào cũng thấy xanh mượt bởi những hàng ổi trồng đều thẳng tấp. Bên trên mặt đất chừng 1,5 mét là những chùm ổi trĩu quả được bọc bao ni lông trắng xóa nhờ được bốn bàn tay chăm sóc cần mẫn của vợ chồng ông Sáu. Chồng thì tưới nước, bón phân. Vợ thì đôi tay thoăn thoắt tỉa cành, bọc trái. Đến kỳ thu hoạch thì vợ hái, chồng khiêng, thu hoạch xong thì chở ổi đến tận chợ Thạnh Trị TP. Mỹ Tho để bán được giá cao. Dù công việc cực nhọc nhưng lúc nào trên gương mặt họ cũng vui cười rạng rỡ, thể hiện sự tràn đầy niềm hạnh phúc vì có được cơ ngơi vững chắc và có hai đứa con chăm nan, học giỏi.
Giây phút quây quần hạnh phúc của gia đình văn hóa
Hai đứa con của ông Sáu đều là những học sinh với thành tích học tập tốt. Giấy khen của các em được dán kín một góc phòng. Đặc biệt, em Em Phi Yến – đứa con thứ hai của ông Sáu nhiều năm liền là học sinh giỏi cấp trường, năm nay được tiến sâu vòng thi học sinh giỏi cấp tỉnh với môn Tiếng Anh. Sự nan nãn, lễ phép của hai em chính là kết tinh của sự giáo dục bày bản, nền nếp của bậc cha mẹ. Con cái lúc nào cũng chăm chỉ học hành và vâng lời cha mẹ, vì thế mà không khí trong gia đình luôn trong ấm, nài êm.
Nài làm kinh tế giỏi và xây dựng gia đình hạnh phúc, bà Nguyễn Thị Thu còn tích cực tham gia công tác xã hội. Trong lúc hoàn cảnh còn khó khăn, bà được Hội phụ nữ hỗ trợ về vốn sản xuất và từ năm 2003 bắt đầu gắn bó với phong trào phụ nữ ở địa phương. Đến năm 2005, bà được chị em tín nhiệm bầu làm chi hội trưởng của ấp.
Từ ngày có bàn tay bà, phong trào phụ nữ ở ấp càng thêm khởi sắc, chị em tham gia sinh hoạt đầy đủ và thực hiện tốt các phong trào, trong đó có xây dựng gia đình văn hóa. Càng vinh dự hơn khi vào năm 2009, bà Nguyễn Thị Thu được kết nạp Đảng. Ở vị trí này, bà càng nỗ lực hơn để làm chỗ vựa vững chắc cho chị em phụ nữ ở xóm ấp, bà luôn biết tạo sự gần gũi để chị em gắn bó với hội, họ xem đó là gương để xây dựng hạnh phúc ở tại gia đình mình.
Nhận xét về sự điển hình của gia đình văn hóa này, ông Nguyễn Minh Huấn, Phó chủ tịch UBND xã Long Hưng cho biết: “Gia đình ông Nguyễn Văn Sáu là trường hợp duy nhất của xã được xét chọn tham dự và được đề nghị khen thưởng tại hội nghị tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết TW5 khóa 8 về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” của huyện Châu Thành trong thời gian tới. Thành tích nổi bật của gia đình này là nhiều năm liền được công nhận gia đình văn hóa tiêu biểu, luôn chấp hành và thực hiện tốt các chủ trương, chính sách ở địa phương; giúp nhiều hộ xung quanh về kỹ thuật và kinh nghiệm sản xuất để cùng nhau phát triển kinh tế; gương mẫu đi đầu và vận động lối xóm cùng thực hiện phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”.
Xã Long Hưng đã xây dựng thành công xã văn hóa và đang tiến lên xây dựng xã nông thôn mới, nếu hạt nhân điển hình gia đình ông Nguyễn Văn Sáu được quan tâm nhân rộng sẽ góp phần thúc đẩy nhanh tiến độ hoàn thành mục tiêu đó.
Huỳnh Thanh Tâm
Lớp Báo chí Tiền Giang
Lớp Báo chí Tiền Giang
Cùng chuyên mục
Bình luận