Hát Xoan - Dấu ấn đặc biệt vùng đất Tổ Phú Thọ

(Sóng trẻ) - Từ lâu, hát Xoan trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân Phú Thọ nói riêng và cộng đồng người Việt nói chung, nhất là mỗi dịp Tết đến xuân về hay Giỗ Tổ Hùng Vương.

Hát Xoan tên gốc là hát Xuân. Đây là làn điệu dân ca ra đời sớm nhất của người nông dân làm lúa nước. Điệu hát có nguồn gốc từ thời các vua Hùng dựng nước, gắn liền với nhiều câu chuyện truyền thuyết khác nhau nên có sức hút đặc biệt với khách du lịch đặc biệt là người Việt. 

Gốc của hát Xoan ở vùng Phú Thọ. Tại đây, từ một hoạt động văn hóa nghệ thuật, làn điệu đã trở thành truyền thống được các nghệ nhân các phường Xoan cổ trao truyền lần lượt qua các thế hệ. Bốn phường Xoan gồm An Thái, Phù Đức, Kim Đới và Thét nằm ở xã Kim Đức và Phương Lâu. 

anh-1-1.jpg
Biểu diễn hát Xoan tại đình An Thái (Phú Thọ).

Hát Xoan có 3 chặng: Hát nghi lễ, hát quả cách và hát giao duyên với đầy đủ các dạng thức: hát nói, hát ngâm; đồng ca nữ, đồng ca nam, tốp ca, đối ca, hát đa thanh, hát đuổi, hát đan xen,... Lời hát lúc thong thả, mộc mac, lúc dồn đuổi chắc khỏe hòa cùng tiếng trống giục giã làm du khách không thể nào quên.

Trong hát Xoan, múa luôn được đi cùng với hát, điệu múa là minh hoa cho lời ca. Các tiết mục múa hát thường theo thứ tự nhất định. Mở đầu là 4 tiết mục có tính nghi thức, mang nội dung khấn nguyện, chúc tụng. Tiếp theo là phần hát cách và cuối cùng là các tiết mục có tính chất dân gian mang dáng dấp của các bài dân ca, ví giao duyên, hát trống quân. Mỗi tiết mục sẽ gắn với những động tác hoặc các hoạt cảnh như: Hát gái, bỏ bộ, xin huê, gài huê, đố huê, đố chữ, đánh cá… 

anh-2-2.jpg
Những điệu múa mộc mạc nhưng đầy uyển chuyển, cuốn hút khiến khán giả thích thú. 

 

Một tiết mục hát Xoan gồm có cả nam và nữ. Nam là Kép, nữ là Đào. Trong đó, trai thường mặc áo the, khăn xếp, quần trắng; nữ mặc áo năm thân, khăn mỏ quạ, áo cánh trắng, yếm điều, thắt lưng bao, dải yếm các mầu, quần lụa, đeo xà tích. Họ coi nhau thân thiết như anh em và đào kép Xoan không được lấy nam nữ thanh niên của làng nước nghĩa.

Người đứng đầu một phường Xoan gọi là Trùm - người dày dặn kinh nghiệm về nghề nghiệp và viết chữ để có thể hát dẫn một số bài dài được chép bằng văn tự. Là trùm phường Xoan An Thái, nghệ nhân Nguyễn Thị Lịch chia sẻ: “Tôi đã được theo ông đi hát từ nhỏ, vì vậy tôi đã thẩm thấu về hát Xoan trên 50 năm. Du khách đến xem chúng tôi biểu diễn rất đông, bao gồm cả trong nước và quốc tế. Đây là tải sản vô giá của nhân dân ta, được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại”.

anh-3-1.jpg
hững điệu múa mộc mạc nhưng đầy uyển chuyển, cuốn hút khiến khán giả thích thú. 

 

Có dịp được đến Phú Thọ thưởng thức hát Xoan, bạn Ngô Thị Hương Ly (Bắc Ninh) hào hứng bày tỏ: “Đây là lần đầu tiên mình được nghe hát Xoan, tiếng hát cuốn hút của các nghệ nhân cùng những điệu múa khiến mình thực sự bất ngờ, khác hẳn với suy nghĩ nhàm chán ban đầu. Mình rất khâm phục các thế hệ đi trước đã sáng tạo ra loại hình nghệ thuật độc đáo này. Các tiết mục hát Xoan giúp mình thêm yêu và tự hào về quê hương, đất nước và con người Việt Nam hơn”. 

Hát Xoan không chỉ là niềm tự hào của người dân đất Tổ mà còn là sản phẩm sáng tạo chung của cộng đồng người Việt. Với sức sống bền bỉ và sức lan tỏa mãnh liệt, Hát Xoan sẽ tiếp tục được gìn giữ, phát triển và trở thành biểu tượng của tinh thần yêu nước, say mê lao động với người dân nơi đây. 

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN