Tờ rơi “tuyển nhân viên”

(Sóng Trẻ) - Khi những tờ rơi tuyển nhân viên trở nên phổ biến, nó đã tạo ra nhiều cơ hội việc làm. Đó thực sự là cơ hội cho những sinh viên muốn thử sức mình với những công việc làm thêm hay là cơ hội cho những trung tâm môi giới tăng thêm thu nhập.


Tìm việc… không khó!

Hiện nay, tờ rơi “tuyển nhân viên” đã và đang ngày một trở nên phổ biến như một phần “tất yếu” của cuộc sống. Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp nó ở khắp mọi nơi với đủ các kích cỡ và màu sắc khác nhau mỗi khi ra đường. Từ nhà ra ngõ, từ ngõ ra phố, từ những bức tường, bốt điện thoại, những cột điện, biển báo, đèn giao thông… đến điểm dừng xe bus, đâu đâu cũng đăng thông báo “tuyển nhân viên”. Những nội dung như “tuyển nhân viên làm thêm”, “tuyển nhân viên làm theo ca”, “đào tạo trực tiếp - miễn trung gian”, “miễn phí”, “lương cao”… dường như đã trở thành biểu mẫu chung của những tờ rơi này.

23154df0a_17112011231321867.jpg


231536f8e_4028e9c139ea6bfd2c626d55389f8bc2_37992682.anh2.jpg

Tờ rơi khắp mọi nơi

Đối tượng thường được “ưu tiên” tuyển dụng trong những tờ rơi “tuyển nhân viên” này là các bạn trẻ, đặc biệt là sinh viên. Có nhiều lý do để sinh viên tìm kiếm việc làm thêm như đi làm để va chạm thêm với cuộc sống, học hỏi kỹ năng giao tiếp và ứng xử, tập làm quen với những công việc khác nhau và có thêm kinh nghiệm mai sau ra trường xin việc. Nhưng phần lớn tất cả đều có một lý do chung là kiếm thêm tiền để trang trải cuộc sống sinh viên khó khăn.

Phạm Hữu Phú, sinh viên năm thứ nhất trường ĐH Thủy Lợi đang tìm việc làm thêm tâm sự: “Mới lên đây học có mấy tháng thôi mà bao nhiêu khoản phát sinh. Tiền nhà bố mẹ gửi lên không thể đủ được nên em quyết định rủ mấy bạn nữa đi tìm thêm việc làm trong thời gian rảnh rỗi, vừa để có thêm kinh nghiệm mà cái chính là có thêm một khoản chi tiêu nữa”.

Cảnh giác với tin “vịt”

Hầu hết những tờ rơi “tuyển nhân viên” đều đánh đúng tâm lý và nhu cầu muốn tìm việc làm thêm của sinh viên. Những thông tin như ưu tiên sinh viên năm sinh 92, 93, làm theo ca từ 1 - 2h/ngày với mức lương cao… thường là lời mời gọi hấp dẫn đối với sinh viên. Để tạo được thêm sự “tin tưởng” từ phía sinh viên, nhiều tờ rơi còn hứa rất nhiều như “miễn phí tiền lệ phí” hay “tuyển trực tiếp - miễn trung gian”… Không ít trong số đó là những tin “vịt” của những trung tâm môi giới việc làm. 

2315ea6c0_17112011231324906.jpg

Những thông báo tuyển dụng hấp dẫn (nguồn internet)

Thường thường, sinh viên sẽ không thể tìm thấy những địa chỉ liên hệ cụ thể từ những tờ rơi này. Bạn phải liên lạc với “nhà tuyển dụng” thông qua những số điện thoại có trên tờ rơi. Trao đổi thêm về vấn đề này, Nguyễn Thu Hương, sinh viên năm thứ 2 trường ĐH Luật Hà Nội cho biết: “Để có thể đến xin việc, bạn phải liên lạc đến những số điện thoại có trên tờ rơi để hẹn phỏng vấn. Và khi ấy, bạn sẽ biết đích xác “trụ sở” công ty nằm ở ngõ nào, ngách nào và trên đường nào”.

Phải vất vả lắm tôi mới tìm thấy một “trụ sở” công ty như thế ở trên đường Láng. Trong vai một sinh viên tìm việc làm, tôi đến gặp chị Nhung - người sẽ trực tiếp phỏng vấn tôi. Nói là phỏng vấn nhưng thực chất là quảng bá về công ty thì đúng hơn. Khi được hỏi về công việc mình sẽ làm, chị cho biết: “Ở đây có rất nhiều công việc, em có thể lựa chọn một công việc mà mình thích”. Sau khi chọn xong công việc, tôi liền được chị tiếp thị thêm: “Công ty chị lớn lắm, rộng lắm, có trụ sở ở nhiều nơi nhưng đây là trụ sở chính. Đến đây làm việc, em có thể hoàn toàn yên tâm… Công việc rất nhàn, chỉ cần em quyết định là ngay ngày mai có thể bắt đầu công việc”.

Nhiều bạn sinh viên khi tìm đến công ty mới vỡ lẽ ra đó là trung tâm môi giới việc làm. Bạn Nguyễn Thị Thu, sinh viên năm thứ 2, trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn tâm sự: “Em tìm đến địa chỉ công ty mới biết đó là trung tâm môi giới. Biết mình bị lừa nên em từ bỏ ngay. May mà còn kịp”.

Không may mắn như Thu, Đào Đức Cường, sinh viên năm thứ 2, trường ĐH Khoa học tự nhiên kể lại: “Đến công ty, em nhận ngay được công việc giao hàng. Nhưng mình phải đóng thêm 200.000đ. Nghe họ bảo, đây không phải là lệ phí xin việc mà chỉ là tiền đặt cọc tháng lương đầu, sẽ trả lại trong thời gian tới. Nhưng sau một thời gian đi làm, em mới vỡ lẽ ra mình bị lừa”. Trao đổi thêm về vấn đề này, Cường cho biết: “Em làm được chưa đầy một tháng. Vì cứ nghĩ là công việc không có gì khó khăn lắm, giao hàng tới 10 địa chỉ trong vòng 4 - 5 tiếng đồng hồ. Nhưng làm rồi mới thấy mình không thể hoàn thành được. Vì nếu giao đến xong 10 địa chỉ trên mà để người ta nhận hàng trực tiếp thì cũng phải mất gấp 2 - 3 lần thời gian được giao. Thành thử ra, khi nhận lương thì bị cắt xén đi rất nhiều. Chán nản nên em quyết định bò việc…”

Đứng trước những thủ đoạn ngày càng tinh vi của các trung tâm môi giới việc làm thông qua những tờ rơi “tuyển nhân viên”, cần nêu cao hơn nữa tinh thần cảnh giác, tránh “tiền mất tật mang”.

Phạm Ngọc Hải

Lớp BV22 

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN