Những bật mí về kĩ năng ôn thi Năng khiếu báo chí

(Sóng trẻ) – 10h sáng nay,  tại sân khấu Hội trường lớn Học viện Báo chí và Tuyên truyền, khoa Báo chí và Phát thanh – Truyền hình tổ chức  Hội thảo “Bí kíp ôn thi môn Năng khiếu Báo chí”.

Hội thảo có sự tham gia của các khách mời: MC Lê  Hoàng Long - người dẫn bản tin thời sự VNEWS (Truyền hình Thông tấn xã Việt Nam), cô Nguyễn Nga Huyền -  giảng viên khoa PTTH,  thầy Dương Quốc Bình - giảng viên khoa Báo chí, bạn Hoàng Lê Cương - sinh viên Báo chí K36. Nài ra các thí sinh còn được giao lưu với các nhà báo nổi tiếng như: BTV Tùng Thư – Đài THVN, nhà báo Nguyễn Huy Minh.

Trong khuôn khổ Ngày hội tư vấn tuyển sinh 2018, các bạn thí sinh đã được lắng nghe những chia sẻ của các nhà báo nổi tiếng, giảng viên báo chí, các anh chị sinh viên khóa trước về kĩ năng làm bài thi Năng khiếu báo chí. Đây là cơ hội để các thí sinh hiểu rõ hơn về cấu trúc đề thi cũng như kĩ năng để đạt kết quả cao.

Cấu trúc bài thi Năng khiếu báo chí gồm những phần gì?

Trong những năm gần đây, Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức môn thi Năng khiếu báo chí nhằm đánh giá tốt hơn chất lượng đầu vào của thí sinh. Là môn thi với nhiều sự khác biệt nên đã có rất nhiều thí sinh băn khoăn về kĩ năng làm bài thi môn này. Nói về vấn đề này cô Nga Huyền chia sẻ: “Bài thi gồm 2 phần trắc nghiệm và tự luận. Phần thứ nhất gồm 30 câu trắc nghiệm kiến thức ở các môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, GDCD. Đối với những bạn thi vào ngành Báo chí có phần thị tự luận với thời gian 120 phút, còn Báo Ảnh và Quay phim có phần thi phỏng vấn để biết kiến thức về Báo chí của thí sinh”.

97cdeed62_i_4560.jpg

Cô Nga Huyền chia sẻ tại Hội thảo

Mỗi phần thi Năng khiếu có những đặc thù riêng để đánh giá toàn diện các kĩ năng cơ bản của thí sinh đối với nghề báo chí. Thầy Dương Quốc Bình nói: “Môn Năng khiếu Báo chí thì phần nào cũng có những khó khăn khác nhau. Nhưng theo tôi có lẽ phần thi Phỏng vấn là khó hơn. Bởi vì chỉ một vài câu hỏi cũng đã đánh giá được sự hiểu biết của các thi sinh. Hơn nữa qua các câu hỏi cũng đã hiểu được tình yêu của thí sinh đối với Báo chí”.

Làm thế nào để có thể ôn thi Năng khiếu tốt nhất?

Đây là câu hỏi được nhiều thí sinh băn khoăn khi tìm hiểu về môn Năng khiếu báo chí. Tại hội thảo, những bí kíp ôn thi để có kết quả cao đã được các khách mời giải đáp đến với các thí sinh để qua đó giúp các em có nhiều kĩ năng tốt hơn trong quá trình ôn thi. Cô Nguyễn Nga Huyền chia sẻ: “Làm báo phải nhạy cảm với các vấn đề thời sự và làm báo là phải có quan điểm cá nhân riêng. Mỗi thí sinh phải thường xuyên theo dõi các vấn đề thời sự. Theo tôi các bạn nên đọc các tờ báo có uy tín lớn như: Tuổi trẻ, VnExpress, Nhân Dân, VOV, các chương trình thời sự,... để có thêm nhiều thông tin. Nài việc ôn thi THPT, hãy tập đưa ra các quan điểm của mình về các vấn đề nào đó để các bạn có được 4 điểm trong phần tự luận. Hãy diễn đạt thật mạch lạc, tập lập dàn ý với quan điểm và việc bày tỏ quan điểm phải  đúng, sâu sắc và văn minh. Ngôn từ trong câu văn phải được chỉnh chu trau chuốt”.
97cdeed62_i_4571.jpg

Thầy Dương Quốc Bình chia sẻ tại buổi hội thảo

Bài thi Năng khiếu báo chí là tổ hợp nhiều kiến thức liên môn trong đó có môn Lịch sử - môn được nhiều thí sinh đánh giá là khó. Chính vì vậy, tại buổi hội thảo, bạn Hoàng Lê Cương đã chia sẻ: “Mình đã xem các hình ảnh thông tin ở các Bảo tàng, sau đó sẽ lên mạng tìm các thông tin, kiến thức về Lịch sử thay vì chỉ đọc các mốc thời gian, con số trong SGK. Với cách học này sẽ giúp các bạn ghi nhớ kiến thức một cách nhanh hơn. Khi muốn làm được báo các bạn phải đưa quan điểm và phải có dẫn chứng con số để bảo vệ quan điểm đó của mình”. Cách phân bổ thời gian khi làm bài thi cũng là một kĩ năng cần có để bài thi đạt kết quả cao hơn. “Các bạn nên dành 25 phút để làm trắc nghiêm và 5 phút để kiểm tra kết quả. Còn phần tự luận các bạn nên chia theo thời gian 40 phút cho câu đầu tiên, 70 phút cho câu thứ 2 và 10 phút để đọc lại bài. Bởi vì câu 2 các bạn phải lập dàn ý khi đó các bạn sẽ đưa ra đầy đủ các quan điểm của mình”. Bạn Cương chia sẻ thêm.

97cdeed62_i_4565.jpg

Các khách mời tại buổi hội thảo

97cdeed62_i_4532.jpg

Đông đảo thí sinh tham dự buổi chia sẻ

Nài ra, tại hội thảo các thí sinh còn được các khách mời là nhà báo, BTV truyền cảm hứng lòng đam mê qua đó tiếp thêm sức mạnh, động lực giúp các bạn tự tin hơn trong kì thi Năng khiếu báo chí sắp tới.

Vũ Hảo, Dương Lan, Nguyễn Thương








Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN