Toạ đàm giới thiệu sách “Rừng người Thượng”
(Sóng Trẻ) - Ngày 13/1, tại hội trường lớn Trung tâm văn hóa Pháp -Việt, 24 Tràng Tiền - Hà nội diễn ra buổi tọa đàm giới thiệu cuốn sách “ Rừng người thượng” của tác giả Henri Maitre.
Tham gia buổi tọa đàm có các dịch giả, nhà văn Nguyên Ngọc - Chủ tịch hội đồng khoa học Quỹ văn hóa Phan Châu Trinh; ông Andrew Hardy - Nhà sử học, trưởng đại diện viện Viễn Đông Bắc Cổ Pháp; ông Chu Hảo - Đại diện nhà xuất bản Tri thức.
Buổi tọa đàm là dịp để những người quan tâm đến vấn đề nhân chủng học, dân tộc học Tây Nguyên, về vai trò và những đóng góp của tác giả Henri Maitre được tham gia vào không gian đối thoại cởi mở, nói về những vấn đề liên quan.
Tác giả cuốn sách là Henri Maitre (1905-1911), người Pháp. Ông đến với mảnh đất này vừa để phục vụ cho công việc là bình định người Thượng nhưng cũng bởi ông có đam mê khám phá vùng cao nguyên, nghiên cứu người Thượng. Trong con người Maitre có sự giằng xé cao độ. Từ đây hình thành nên trong từng trang viết của ông hơn cả sự bình định là một tình yêu, niềm say mê chân thành tới đối tuợng nghiên cứu của tác giả.
Trong những chuyến “ du hành” của mình, ông đã thu thập được một khối lượng tài liệu lớn về thiên nhiên, hệ thống núi non trùng điệp, sông ngòi chằng chịt, hệ thống thực vật, động vật phong phú… của khu vực Trường Sơn- Tây Nguyên. Những tài liệu ấy được ông tập hợp và công bố trong tác phẩm Les Jungles Moi tại Paris năm 1912 và được dịch sang tiếng việt với tựa đề “Rừng người thượng”.
Hình ảnh người dân Tây Nguyên được tác giả chụp lại
Gần 100 năm đã đi qua kể từ ngày đầu tiên tác phẩm được xuất bản tại Paris nhưng đến nay cuốn sách này vẫn được coi là công trình khảo sát toàn diện và cơ bản nhất về Tây Nguyên mà chưa tác phẩm nào khác vượt qua được. Nhiều dự báo của tác giả, qua thử thách gần 1 thế kỷ, vẫn còn giá trị, bởi nó là bức tranh tổng quát nhất về các dân tộc Tây Nguyên.
Nhà văn Nguyên Ngọc - người được mệnh danh là nhà Tây Nguyên học đã nhận định về cuốn sách này như sau: “Nói về Rừng nguời Thượng, là nói đến một tác phẩm rất lạ, một tác giả rất lạ, kì lạ chứ không phải là xa lạ… nó là cuốn sách tiêu biểu nhất về vùng cao nguyên này.
“Rừng người Thượng” xuất bản lần đầu tiên bằng tiếng Việt, được viết dựa trên những ghi chép của Maitre, trình bày một cách khách quan về rừng núi, và trên hết “nó là tác phẩm đầu tiên muốn thực hiện một công trình vô giá, quan trọng nhưng rất khó khăn là phân loại các tộc người ở vùng đất cao nguyên này”.
Tham gia buổi tọa đàm có các dịch giả, nhà văn Nguyên Ngọc - Chủ tịch hội đồng khoa học Quỹ văn hóa Phan Châu Trinh; ông Andrew Hardy - Nhà sử học, trưởng đại diện viện Viễn Đông Bắc Cổ Pháp; ông Chu Hảo - Đại diện nhà xuất bản Tri thức.
Buổi tọa đàm là dịp để những người quan tâm đến vấn đề nhân chủng học, dân tộc học Tây Nguyên, về vai trò và những đóng góp của tác giả Henri Maitre được tham gia vào không gian đối thoại cởi mở, nói về những vấn đề liên quan.
Tác giả cuốn sách là Henri Maitre (1905-1911), người Pháp. Ông đến với mảnh đất này vừa để phục vụ cho công việc là bình định người Thượng nhưng cũng bởi ông có đam mê khám phá vùng cao nguyên, nghiên cứu người Thượng. Trong con người Maitre có sự giằng xé cao độ. Từ đây hình thành nên trong từng trang viết của ông hơn cả sự bình định là một tình yêu, niềm say mê chân thành tới đối tuợng nghiên cứu của tác giả.
Trong những chuyến “ du hành” của mình, ông đã thu thập được một khối lượng tài liệu lớn về thiên nhiên, hệ thống núi non trùng điệp, sông ngòi chằng chịt, hệ thống thực vật, động vật phong phú… của khu vực Trường Sơn- Tây Nguyên. Những tài liệu ấy được ông tập hợp và công bố trong tác phẩm Les Jungles Moi tại Paris năm 1912 và được dịch sang tiếng việt với tựa đề “Rừng người thượng”.
Hình ảnh người dân Tây Nguyên được tác giả chụp lại
Gần 100 năm đã đi qua kể từ ngày đầu tiên tác phẩm được xuất bản tại Paris nhưng đến nay cuốn sách này vẫn được coi là công trình khảo sát toàn diện và cơ bản nhất về Tây Nguyên mà chưa tác phẩm nào khác vượt qua được. Nhiều dự báo của tác giả, qua thử thách gần 1 thế kỷ, vẫn còn giá trị, bởi nó là bức tranh tổng quát nhất về các dân tộc Tây Nguyên.
Nhà văn Nguyên Ngọc - người được mệnh danh là nhà Tây Nguyên học đã nhận định về cuốn sách này như sau: “Nói về Rừng nguời Thượng, là nói đến một tác phẩm rất lạ, một tác giả rất lạ, kì lạ chứ không phải là xa lạ… nó là cuốn sách tiêu biểu nhất về vùng cao nguyên này.
“Rừng người Thượng” xuất bản lần đầu tiên bằng tiếng Việt, được viết dựa trên những ghi chép của Maitre, trình bày một cách khách quan về rừng núi, và trên hết “nó là tác phẩm đầu tiên muốn thực hiện một công trình vô giá, quan trọng nhưng rất khó khăn là phân loại các tộc người ở vùng đất cao nguyên này”.
Lê Viên
Lớp Báo mạng điện tử k28
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Lớp Báo mạng điện tử k28
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Cùng chuyên mục
Bình luận