Tọa đàm "Sử dụng mạng xã hội để đọc thông tin và quá trình hoạch định chính sách"
(Sóng trẻ) - Chiều ngày 19/1, tại Trung tâm Văn hóa Pháp L’Espace (24 Tràng Tiền, Hà Nội) đã diễn ra buổi tọa đàm “Sử dụng mạng xã hội để đọc thông tin và quá trình hoạch định chính sách”.
Tọa đàm “Sử dụng mạng xã hội để đọc thông tin và quá trình hoạch định chính sách
Tọa đàm có sự tham gia của GS. Arnaud Mercier – Trường Đại học Paris 2, PGS. TS. Trần Thị Thanh Thủy – Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, TS. Lê Hải Bình – Học viện Nại giao Việt Nam cùng đông đảo công chúng thủ đô.
3 diễn giả của buổi tọa đàm
Theo The Next Web, Việt Nam xếp thứ 7 trong Top 10 quốc gia có nhiều người dùng Facebook nhất thế giới, với 64 triệu tài khoản, chiếm 3% tổng số tài khoản Facebook trên toàn cầu. Trung bình mỗi người Việt Nam dành ra hơn 2,5 giờ “lang thang” trên mạng xã hội. Đối với quá trình hoạch định chính sách, theo PGS. TS. Trần Thị Thanh Thủy, mạng xã hội đóng vai trò là công cụ chia sẻ thông tin, tham gia giám sát và định hướng dư luận.
Mọi người chăm chú lắng nghe các diễn giả để đưa ra câu hỏi
Những nhà nghiên cứu người Pháp
TS. Lê Hải Bình cho biết, trong số 64 triệu người sử dụng Facebook ở Việt Nam thì có tới 89% là giới trẻ, độ tuổi từ 8 – 29. Ông cũng nhấn mạnh Faecbook đã làm thay đổ thời gian sinh hoạt, cách đọc thông tin của giới trẻ. GS. Arnaud Mercie cũng đưa ra 2 sơ đồ về minh họa về sử dụng mạng xã hội và vai trò của nhà báo truyền thống, nhà báo “kiểu mới”.
Sơ đồ “hệ sinh thái truyền thông của thông tin”
Ông cho rằng ở dưới là thế giới thật của chúng ta. Nhà báo truyền thống là những người lấy được tất cả các thông tin cần thiết, sau đó họ có nhiệm vụ sắp đặt những thông tin đó cho vào bài báo, sau nhà báo đăng lên các phương tiện thông tin đại chúng, sau đó có sự trao đổi giữa truyền thông và công chúng. Trước thì là truyền thống, và hiện nay chuyển sang hệ sinh thái của các mạng xã hội số", tất cả trở nên phức tạp. Từ sơ đồ này ông đã làm ra 1 sơ đồ mới cho thấy xu hướng thay đổi hiện nay.
Sơ đồ “Hệ sinh thái mạng xã hội số” trong thời điểm hiện nay.
Theo GS. Arnaud Mercie chú thích: sơ đồ này có một vài điểm thay đổi rất lớn, mũi tên lớn màu đỏ bên phải chỉ bản thân những người tiếp cận thông tin họ tự trao đổi với nhau, gần như không quan tâm nhiều đến phương tiện truyền thông truyền thống. Họ nghe bạn bè trên Facebook, họ hầu như không cần muốn nghe các nhà báo nói nữa. Xu hướng này làm mất vai trò trung gian của nhà báo. Thay đổi 2 là một số người sử dụng mạng xã hội tự cho họ là những người đi truyền tin. Họ không có quy tắc đạo đức nào cả.
Cuối buổi tọa đàm, có một số câu hỏi thắc mắc được giải đáp bởi PGS. TS. Trần Thị Thanh Thủy – Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
Bài - Ảnh - video: Huyền Chi - Vũ Hảo
Cùng chuyên mục
Bình luận