Tọa đàm thơ Quang Dũng và ra mắt tinh tuyển “Mắt người Sơn Tây”
(Sóng Trẻ) - Ngày 5/6, tại Hội trường Trung tâm Văn hóa Pháp L’Espace diễn ra buổi tọa đàm về thơ Quang Dũng, đồng thời giới thiệu tinh tuyển thơ văn "Mắt người Sơn Tây".
Với các diễn giả: Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên và hai nhà thơ Vũ Quần Phương, Vân Long, buổi tọa đàm thu hút sự quan tâm của đông đảo người yêu thơ Quang Dũng.
Mở đầu buổi tọa đàm, nhà thơ Vân Long chia sẻ: “Quang Dũng ít quan tâm đến cách tân hình thức, không chủ trương tạo sự cầu kì, rắc rối ngôn từ, nhưng thơ ông vẫn trẻ, vẫn mới. Những bài thơ rộ lên trong ba bốn năm từ 1947 đến 1951 đủ làm nên một tên tuổi”.
Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên nhận định: “Quang Dũng là một nhà thơ đa tài: làn thơ, viết văn, vẽ tranh, làm nhạc và trong lĩnh vực nào cũng có những thành tựu đáng kể”.
Như một món quà tri ân đến độc giả yêu thơ, gia đình nhà thơ Quang Dũng đã gửi tới toàn bộ khán giả bài thơ “Tây tiến” qua giọng đọc của Bùi Phương Thảo – con gái nhà thơ. Và bài hát “Em mãi là tuổi 20” do con trai Bùi Đăng Vĩnh phổ nhạc.
Tinh tuyển thơ văn "Mắt người Sơn Tây" của Quang Dũng được Trác Phong tuyển chọn ghi dấu một chặng đường dài của Quang Dũng với 61 bài thơ, 4 bài bút ký. Đây thực sự là tuyển thơ lớn nhất của ông, bao gồm những bài thơ trước đây đã đăng ở tạp chí Giai phẩm và báo Nhân Văn như “Những cô hàng xén”, “Đường chiều thứ bảy”, “Xiếc khỉ”...
Cùng với đó, một số lượng không nhỏ những bài thơ hay nhưng chưa hề được in trong tập thơ chính thức nào của tác giả khi còn sống, bản thảo do gia đình cung cấp. Nài ra cuốn sách còn chọn lọc một số thủ bút, ảnh liên quan đến cuộc đời và sự nghiệp của Quang Dũng, nhằm giúp độc giả hiểu rõ hơn về con người tài hoa này.
"Mắt người sơn tây" thêm một dẫn chứng về sự kết tinh giá trị nghệ thuật trong văn học và là văn liệu quý giá cho độc giả yêu văn thơ Việt Nam nói nói chung, cũng như các tác phẩm của Quang Dũng nói riêng. Lời giới thiệu cho tuyển tập được Vũ Quần Phương viết không chỉ với tư cách một nhà thơ, nhà nghiên cứu, mà còn là một độc giả yêu thơ Quang Dũng từ trong máu thịt.
Thời gian đã làm đúng cái phận sự của mình - sàng lọc và chứng minh để tìm được chỗ đứng xứng đáng cho tác phẩm văn học của Quang Dũng. Những áng thơ như “ Tây Tiến”, “ Mắt người Sơn Tây”… Để đến nay, người đọc ngày càng quý trọng và đánh giá đúng giá trị của thơ ông.
Nhà phê bình Phong Lê nhận định: “Chưa ai khác nài ông, cho đến hôm nay, kể cả Tản Đà, đã tạo nên được một sự sống rung động đến thế cho Xứ Đoài nhiều mây trắng của quê hương ông. Con đường qua Cầu Giấy của Xứ Đoài, nhờ thơ ông mà trở nên thơ mộng hơn, mỹ lệ hơn, lưu luyến hơn.”
Nhà thơ Quang Dũng tên thật là Bùi Đình Diệm, sinh năm 1921 tại làng Phượng Trì, huyện Đan Phượng, Hà Tây (nay là Hà Nội), mất năm 1988. Tham gia hoạt động cách mạng từ trước Khởi nghĩa tháng Tám, sau năm 1954, ông làm việc tại báo Văn nghệ rồi chuyển về Nhà xuất bản Văn học. Năm 2001, ông được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.
Với các diễn giả: Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên và hai nhà thơ Vũ Quần Phương, Vân Long, buổi tọa đàm thu hút sự quan tâm của đông đảo người yêu thơ Quang Dũng.
Mở đầu buổi tọa đàm, nhà thơ Vân Long chia sẻ: “Quang Dũng ít quan tâm đến cách tân hình thức, không chủ trương tạo sự cầu kì, rắc rối ngôn từ, nhưng thơ ông vẫn trẻ, vẫn mới. Những bài thơ rộ lên trong ba bốn năm từ 1947 đến 1951 đủ làm nên một tên tuổi”.
Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên nhận định: “Quang Dũng là một nhà thơ đa tài: làn thơ, viết văn, vẽ tranh, làm nhạc và trong lĩnh vực nào cũng có những thành tựu đáng kể”.
Như một món quà tri ân đến độc giả yêu thơ, gia đình nhà thơ Quang Dũng đã gửi tới toàn bộ khán giả bài thơ “Tây tiến” qua giọng đọc của Bùi Phương Thảo – con gái nhà thơ. Và bài hát “Em mãi là tuổi 20” do con trai Bùi Đăng Vĩnh phổ nhạc.
Bài thơ “Tây tiến” qua giọng đọc của Bùi Phương Thảo.
“Em mãi là tuổi 20” do con trai Bùi Đăng Vĩnh phổ nhạc.
Tinh tuyển thơ văn "Mắt người Sơn Tây" của Quang Dũng được Trác Phong tuyển chọn ghi dấu một chặng đường dài của Quang Dũng với 61 bài thơ, 4 bài bút ký. Đây thực sự là tuyển thơ lớn nhất của ông, bao gồm những bài thơ trước đây đã đăng ở tạp chí Giai phẩm và báo Nhân Văn như “Những cô hàng xén”, “Đường chiều thứ bảy”, “Xiếc khỉ”...
Cùng với đó, một số lượng không nhỏ những bài thơ hay nhưng chưa hề được in trong tập thơ chính thức nào của tác giả khi còn sống, bản thảo do gia đình cung cấp. Nài ra cuốn sách còn chọn lọc một số thủ bút, ảnh liên quan đến cuộc đời và sự nghiệp của Quang Dũng, nhằm giúp độc giả hiểu rõ hơn về con người tài hoa này.
"Mắt người sơn tây" thêm một dẫn chứng về sự kết tinh giá trị nghệ thuật trong văn học và là văn liệu quý giá cho độc giả yêu văn thơ Việt Nam nói nói chung, cũng như các tác phẩm của Quang Dũng nói riêng. Lời giới thiệu cho tuyển tập được Vũ Quần Phương viết không chỉ với tư cách một nhà thơ, nhà nghiên cứu, mà còn là một độc giả yêu thơ Quang Dũng từ trong máu thịt.
Thời gian đã làm đúng cái phận sự của mình - sàng lọc và chứng minh để tìm được chỗ đứng xứng đáng cho tác phẩm văn học của Quang Dũng. Những áng thơ như “ Tây Tiến”, “ Mắt người Sơn Tây”… Để đến nay, người đọc ngày càng quý trọng và đánh giá đúng giá trị của thơ ông.
Nhà phê bình Phong Lê nhận định: “Chưa ai khác nài ông, cho đến hôm nay, kể cả Tản Đà, đã tạo nên được một sự sống rung động đến thế cho Xứ Đoài nhiều mây trắng của quê hương ông. Con đường qua Cầu Giấy của Xứ Đoài, nhờ thơ ông mà trở nên thơ mộng hơn, mỹ lệ hơn, lưu luyến hơn.”
Nhà thơ Quang Dũng tên thật là Bùi Đình Diệm, sinh năm 1921 tại làng Phượng Trì, huyện Đan Phượng, Hà Tây (nay là Hà Nội), mất năm 1988. Tham gia hoạt động cách mạng từ trước Khởi nghĩa tháng Tám, sau năm 1954, ông làm việc tại báo Văn nghệ rồi chuyển về Nhà xuất bản Văn học. Năm 2001, ông được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.
Bùi Liên
Báo mạng Điện tử K30
Báo mạng Điện tử K30
Cùng chuyên mục
Bình luận