“Trần hóa” chốn tâm linh

(Sóng trẻ) - Những năm gần đây, sự phát triển không ngừng của nền văn minh vật chất đã góp phần không nhỏ vào việc làm xấu đi hình ảnh của người Việt chốn tâm linh.

7440e07f4_anh_chua.jpg

Đời sống tâm linh từ lâu đã trở thành một phần rất quan trọng trong đời sống của người dân Việt Nam. Tâm linh không chỉ thể hiện truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta mà hơn thế nó còn góp phần không nhỏ tạo nên giá trị tinh thần, giá trị văn hóa cho dân tộc.

Sự ảnh hưởng của Tam giáo đồng nguyên thể hiện rất rõ qua các cơ sở tâm linh của người Việt. Bất cứ làng xã nào đều có những miếu, đình thờ nhiên thần (thần mưa, gió, núi, đá…), nhân thần (thành hoàng làng, anh hùng dân tộc…) hay đền thờ Khổng Tử và chùa thờ Phật. Người dân đến chùa, đình vào ngày rằm, mùng một, những ngày lễ Tết để thành tâm dâng kính lòng thành của mình cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, cầu những điều bình an trong gia đình. 

Tuy nhiên, những năm gần đây sự phát triển không ngừng của đời sống vật chất đã làm mất đi nét đẹp vốn có đời sống tâm linh. Những lễ vật vô cùng giản dị như xôi, oản, hương hoa những thứ mà con người tự sản xuất và làm ra giờ đã được thay bằng những thứ đồ “xa xỉ” thậm chí là những tờ tiền giá trị. Nơi cửa chùa, cửa Phật linh thiêng đã trở thành nơi mà người ta cầu khấn việc thăng quan tiến chức, nơi của những câu chuyện bằng cấp,… những câu chuyện tưởng chừng hết sức “trần trụi” của cuộc sống đã được mang lên để cầu khấn. 

Để rồi họ cứ đua nhau sắm sửa. Lễ vật thật to, dâng lên càng to càng giá trị thì càng được nhiều lộc. Hình ảnh những đoàn người chen lấn xô đẩy nhau trong những dịp lễ hội với sơn hào hải vị, cao lương mĩ vị, những tờ tiền rải ngập hồ sen đã phần nào làm mất đi giá trị vốn có văn hóa tâm linh.

Thậm chí, có người còn tận dụng những nơi thờ cúng này để chiếm chỗ mua bán trao đổi lợi nhuận. Các mặt hàng từ lưu niệm, đồ ăn thức uống đều tràn lan khắp nơi. Họ tận dụng những người đến  dâng lễ ở đền chùa để “chặt chém”. Nhất là vào mùa lễ hội này, dòng người đổ về lễ hội những nơi như chùa Hương, đền Gióng càng nhiều thì càng tạo cơ hội để họ kiếm thu nhập.

Sự ảnh hưởng của nền văn minh vật chất trong đời sống đang dần làm mất đi vẻ đẹp về văn hóa tín ngưỡng của người Việt đồng thời đang làm mất đi hình ảnh về chốn linh thiêng của người Việt. Có lẽ sự gần gũi của các vị thần, Phật với đời sống con người đang dần bị hiểu thành “thường hóa” với các hoạt động “giải thiêng” chốn tâm linh.

Hoàng Thu Hà
Truyền hình K32A2

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Tin nổi bật7 tháng trước

(Sóng trẻ) - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN