Triển lãm “Cây Quân tử”: Khi tranh phác họa từ văn chương

(Sóng trẻ) - Triển lãm ”Cây Quân Tử” là triển lãm cá nhân thứ hai của họa sĩ trẻ Hoàng Thiện Phúc lấy cảm hứng từ những nét đẹp cảnh quan tự nhiên và văn hóa đang thay đổi tại quê hương - làng chài ven biển thuộc tỉnh Bình Thuận.

cqt1.jpg
Không gian triển lãm “Cây quân tử” (Ảnh: Hải Anh)

Kéo dài đến hết ngày 24/11, “Cây quân tử” là trưng bày cá nhân thứ hai của Hoàng Thiện Phúc tại Thủ đô Hà Nội. Triển lãm giới thiệu 15 bức tranh khổ lớn và 2 tác phẩm điêu khắc gốm, là kết quả của hơn 3 năm Thiện Phúc làm việc miệt mài kể từ lần ra mắt đầu tiên tại Mơ Art Space.

Anh sinh ra và lớn lên tại La Gi - một làng chài ven biển tỉnh Bình Thuận. Sau khi tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh năm 2020, Phúc đã lựa chọn ở lại thành phố và tham gia vào bối cảnh nghệ thuật sôi động của đô thị. 

Qua một thời gian trải nghiệm, Phúc quyết định trở về quê để khởi đầu một hành trình nghệ thuật mới, dành thời gian suy ngẫm về mối quan hệ cộng sinh giữa thực hành nghệ thuật, cảnh quan tự nhiên và văn hóa đang thay đổi tại quê hương.

Quá trình sáng tác của Phúc bắt đầu từ những quan sát và theo dõi thế giới quan xung quanh qua lăng kính của một người trẻ. Từ đó, anh khám phá các vấn đề nội tại của nhiều nhóm cộng đồng khác nhau.

“Cây quân tử, cội nguồn cảm hứng của mình khắc họa thiên nhiên trong trạng thái bị biến đổi: những cây dừa, vốn được mang tới vùng đất này làm cây trồng thương mại, đang oằn mình chống chọi với sức mạnh của gió bão miền biển; hay những thực vật bản địa trơ trọi bám víu vào sự sống dù chỉ với một chiếc lá, lạc lõng giữa nền trời rực ánh tím”, Phúc nhận xét.

Quan niệm “Thiên nhiên rồi sẽ trở lại” thường được dùng để mô tả sức sống kiên cường của thực vật và hệ sinh thái sau thảm họa. Nó phản ánh khả năng bền bỉ của thế giới tự nhiên trong việc tái sinh và thích nghi, ngay cả khi đối mặt với sự tàn phá hoặc can thiệp của con người.

cqt2.jpg
cqt3.jpg
Thiên nhiên được khắc họa một cách sinh động trong tranh Hoàng Thiện Phúc. (Ảnh: Hải Anh)

Tác phẩm của Hoàng Thiện Phúc đã lột tả những hình ảnh siêu thực về một cảnh quan bị biến đổi hóa học, bị định hình bởi sự xâm lấn và tàn phá của con người.

Họa sĩ dùng những gam màu neon rực rỡ cuốn hút ánh nhìn người xem, gợi lên ý niệm về quá trình thiên nhiên chịu tác động bởi công nghiệp hóa. Hình khối giản lược, kết hợp với bảng màu đậm nét mang đến cho chủ thể hiệu ứng điêu khắc, đa chiều.

Mỗi bức tranh của Hoàng Thiện Phúc là một biểu đạt cá nhân sâu sắc, ẩn chứa các tầng ý nghĩa, phản ánh cuộc đối thoại nội tâm của nghệ sĩ. Đồng thời, tác phẩm cũng là lời hồi đáp của anh trước những nghi vấn, trăn trở về sự thay đổi từ môi trường xung quanh.

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật6 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật6 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật6 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN