Triển lãm “Nghiên bút còn thơm”: Hướng đi mới cho thư pháp Quốc ngữ

(Sóng trẻ) - Từ ngày 31/8 đến ngày 25/9, hàng trăm bức thư pháp cổ điển kết hợp với nghệ thuật sắp đặt hiện đại được trưng bày tại triển lãm “Nghiên bút còn thơm”, diễn ra tại di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024), hướng tới ngày Di sản Việt Nam, Trung tâm Hoạt động Văn hoá Khoa học Văn Miếu – Quốc Tử Giám tổ chức Triển lãm thư pháp quốc ngữ “Nghiên bút còn thơm”. Nhằm mang đến cho công chúng cái nhìn sâu sắc về vai trò và giá trị của thư pháp Quốc ngữ trong bối cảnh hiện đại. (Ảnh: Ánh Tuyết)
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024), hướng tới ngày Di sản Việt Nam, Trung tâm Hoạt động Văn hoá Khoa học Văn Miếu – Quốc Tử Giám tổ chức Triển lãm thư pháp Quốc ngữ “Nghiên bút còn thơm”. Triển lãm mang đến cho công chúng cái nhìn sâu sắc về giá trị của thư pháp Quốc ngữ trong bối cảnh hiện đại. (Ảnh: Ánh Tuyết)
Với 70 tác phẩm chính thức mang nội dung, ý nghĩa nghệ thuật cụ thể và 41 tác phẩm nhỏ được chọn lựa riêng trên tinh thần chắt lọc tinh hoa bút mực một cách ngẫu nhiên trong quá trình sáng tác triển lãm của các tác giả. (Ảnh: Ánh Tuyết)
Ngoài 70 tác phẩm chính, không gian trưng bày có 693 bức vẽ nhỏ, được tạo ngẫu hứng trong quá trình sáng tác của 15 tác giả. (Ảnh: Ánh Tuyết)
Các tác phẩm tham gia triển lãm đến từ 15 tác giả ba miền, đây là nơi các tác giả thỏa sức sáng tạo bay bổng cùng con chữ với các nội dung về ca ngợi thủ đô, danh lam thắng cảnh của
Không chỉ trưng bày thành quả lao động của các tác giả, triển lãm còn là nơi tác giả thỏa sức bay bổng cùng con chữ với các nội dung ca ngợi Thủ đô, danh lam thắng cảnh Thăng Long xưa, về Văn Miếu - Quốc Tử Giám,... (Ảnh: Ánh Tuyết)
Nội dung những bức thư pháp được lấy cảm hứng từ thơ văn Quốc âm (chữ Nôm), Quốc ngữ của các danh nhân trong nước như Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du, Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ngoài ra, các tác giả còn sử dụng những nội dung từ văn chương hiện đại viết về Thăng Long, Hà Nội. (Ảnh: Ánh Tuyết)
Nội dung những bức thư pháp được lấy cảm hứng từ thơ văn Quốc âm (chữ Nôm), Quốc ngữ của các danh nhân trong nước như Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du, Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ngoài ra, các tác giả còn sử dụng những nội dung từ văn chương hiện đại viết về Thăng Long, Hà Nội. (Ảnh: Ánh Tuyết)
Các tác phẩm được trưng bày theo hướng hiện đại kết hợp với nghệ thuật sắp đặt và bố trí ánh sáng mới mẻ. Tham quan triển lãm, công chúng có thể tương tác với tác phẩm bằng cách xem và cảm nhận thông qua ấn tượng thị giác. (Ảnh: Ánh Tuyết)
Các tác phẩm được trưng bày theo hướng hiện đại kết hợp với nghệ thuật sắp đặt và bố trí ánh sáng mới mẻ. Tham quan triển lãm, công chúng có thể tương tác với tác phẩm bằng cách xem và cảm nhận thông qua ấn tượng thị giác. (Ảnh: Ánh Tuyết)
Hàng trăm bức thư pháp lớn nhỏ lắp đầy Nhà Thái Học với chữ và ánh sáng nghệ thuật. Thư pháp được sắp đặt phủ kín từ trần nhà, tường, sàn và những cột nhà. Mở ra một không gian triển lãm ấn tượng với những dải băng giấy dài 200m. (Ảnh: Ánh Tuyết)
Hàng trăm bức thư pháp lớn nhỏ lấp đầy Nhà Thái Học. Thư pháp được sắp đặt phủ kín từ trần nhà, tường, sàn và những cột nhà, mở ra một không gian triển lãm ấn tượng với những dải băng giấy dài đến 200m. (Ảnh: Ánh Tuyết)
Nổi bật là tác phẩm điêu khắc sơn thếp nghiên mực hình lá sen, bút lông cỡ lớn, cùng với con triện lớn có điêu khắc hình búp sen trên đầu và mặt triện được khắc 4 chữ triện Thăng Long Văn Miếu (Văn Miếu ở Thăng Long) thể hiện chủ đề của triển lãm. Nghệ thuật thư pháp Quốc ngữ không chỉ thể hiện về bề dày văn hóa lịch sử mà còn là công cụ để viết tiếp trang sử dân tộc. (Ảnh: Ánh Tuyết)
Nổi bật là tác phẩm điêu khắc sơn thếp nghiên mực hình lá sen, bút lông cỡ lớn, cùng với con triện lớn điêu khắc hình búp sen trên đầu. Mặt triện được khắc 4 chữ triện "Thăng Long Văn Miếu" (Văn Miếu ở Thăng Long) thể hiện chủ đề của triển lãm. (Ảnh: Ánh Tuyết)
Bạn Nguyễn Bảo Anh Quân (Đan Phượng, Hà Nội) chia sẻ: “Đến với không gian triển lãm mình đã thực sự choáng ngợp với sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại qua nghệ thuật sắp đặt các tác phẩm. Mang đến cho mình cách nhìn mới về nghệ thuật thư pháp và khiến mình cảm nhận được sâu sắc về giá trị của chữ Quốc ngữ”. (Ảnh: Ánh Tuyết)
Bạn Nguyễn Bảo Anh Quân (Đan Phượng, Hà Nội) chia sẻ: “Không gian triển lãm khiến mình thực sự choáng ngợp với sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại qua nghệ thuật sắp đặt các tác phẩm. Buổi trưng bày mang đến cho mình cách nhìn mới về nghệ thuật thư pháp và cảm nhận được sâu sắc giá trị của chữ Quốc ngữ”. (Ảnh: Ánh Tuyết)
Triển lãm diễn ra từ ngày 31/8 đến ngày 25/9 tại Khu Thái Học, di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám, phục vụ du khách tham quan. Trong khuôn khổ triển lãm, ngày 14/9, ban tổ chức phối hợp cùng giám tuyển và các tác giả tổ chức tọa đàm với chủ đề
Triển lãm diễn ra từ ngày 31/8 đến ngày 25/9 tại Khu Thái Học, di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám, phục vụ du khách tham quan. Trong khuôn khổ triển lãm, ngày 14/9, ban tổ chức phối hợp cùng giám tuyển và các tác giả tổ chức tọa đàm với chủ đề "Thư pháp Quốc ngữ trong bối cảnh hiện nay - Thực trạng và hướng đi". (Ảnh: Ánh Tuyết)
 

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
[Infographic] 2 mức quà tặng người có công dịp 27/7 của TP Hà Nội

[Infographic] 2 mức quà tặng người có công dịp 27/7 của TP Hà Nội

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Theo quyết định số 590/QĐ-CTN Chủ tịch nước ký ngày 25/6/2024, quà tặng cho người có công với cách mạng nhân dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2024) được chia thành hai mức 600.000 đồng và 300.000 đồng.

Đoàn giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực tế tại cơ quan báo chí, xuất bản Thanh Hoá

Đoàn giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực tế tại cơ quan báo chí, xuất bản Thanh Hoá

Tin nổi bật3 tháng trước

(Sóng trẻ) - Hoạt động diễn ra vào ngày 6/6, nhằm tăng cường gắn kết lý luận với thực tiễn, nâng cao chất lượng đào tạo ngành báo chí - truyền thông tại các đơn vị.

Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Tin nổi bật3 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 19/5, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), đồng bào khắp mọi miền Tổ quốc đều hướng về Lăng Bác dịp kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1980 - 19/5/2024). Trong tim mỗi người dân đều mang một cảm xúc bồi hồi khó tả.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN