Tự tin để đứng vững
(Sóng Trẻ) - “Nếu ai không chịu được áp lực thì đừng theo nghề này. Chỉ vì không chịu được áp lực mà bỏ nghề có nghĩa là nghề này cũng không cần những con người như thế” – đó là những lời tâm sự rất chân thành của Tiến sĩ Nguyễn Thị Trường Giang – Giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
Trong một cuộc khảo sát gần đây do nhóm phóng viên thực hiện tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền, có đến 97% sinh viên cho rằng: Học tập và rèn luyện tại trường báo luôn tồn tại áp lực đến từ phía các giảng viên. Trong đó, có 60% sinh viên cho rằng, áp lực đó có cả trong học tập và thi cử.
Những con số trên cho thấy, trong quá trình giảng dạy tại Học viện, các thầy cô – những nhà báo chuyên nghiệp – thường tạo ra áp lực cho sinh viên, đặc biệt đối với sinh viên khối nghiệp vụ, chuyên ngành báo. Theo như Tiến sĩ Nguyễn Thị Trường Giang chia sẻ: “Việc tạo áp lực sẽ giúp cho sinh viên báo chí tập làm quen, đỡ bỡ ngỡ hơn trước khi bước vào một môi trường làm báo chuyên nghiệp. Vì áp lực tại môi trường đó còn cao hơn gấp nhiều lần so với những gì mà giảng viên tạo ra trên giảng đường”.
Ý kiến sinh viên?
Chị Dương Dương Huyền, trước là sinh viên lớp Báo mạng K27. Hiện tại, chị đang làm phóng viên của VOV cho hay:
“Khi học tại trường, tôi cũng từng trải qua nhiều áp lực áp lực trong học tập, đặc biệt những môn chuyên ngành như: video, diễn đàn báo mạng, tường thuật mạng điện tử… với khối lượng bài tập rất lớn và phải hoàn thành trong thời gian ngắn.
Sau này khi trở thành phóng viên, việc tìm hiểu, triển khai vấn đề, đặc biệt là những vấn đề nóng hay hạn nộp bài của tòa soạn, khó khăn khi đi thực tế sẽ còn gây áp lực lớn hơn rất nhiều so với trong trường học.[…] Chính những áp lực trên giảng đường sẽ giúp các bạn có được phản xạ tốt trong mọi tình huống cũng như hành trang quan trọng cho nghề báo. […]”.
Sinh viên theo nghề báo cần phải đối mặt nhiều hơn với áp lực
Cũng trong cuộc khảo sát của nhóm phóng viên, có đến 60% sinh viên, sau khi trải qua áp lực trên giảng đường, đã từng có ý định không theo nghề báo mà chọn con đường khác ít áp lực hơn.
Bạn Hương (sinh viên lớp Báo in K29, HV BC&TT) chia sẻ: “Áp lực của nghề báo nặng hơn tôi nghĩ! Có lẽ làm về lĩnh vực truyền thông hoặc quảng cáo chắc “dễ thở” hơn chứ cứ tiếp tục thì có lẽ tôi không theo nổi nghề báo!”.
Giải đáp rõ hơn về vấn đề này, Cô Trường Giang cho rằng: “Không phải là tôi cố tạo áp lực mà nghề báo vốn dĩ đã có áp lực. Đó áp lực về thời gian, về số lượng bài vở, về đề tài, về nguồn tin... Tôi không cố tạo ra áp lực giả mà nghề báo không có, tôi chỉ muốn sinh viên hiểu rằng đã theo đuổi nghề này thì phải chung sống với áp lực”. Nếu như những sinh viên chỉ vì những áp lực trên nhà trường mà không chịu nổi thì ra nài đời họ khó có thể làm tốt được công việc mà tòa soạn giao phó.
73% số sinh viên được khảo sát cho rằng, áp lực của trường báo là một điều tất yếu, nên có và thường xuyên hơn (đó là ý kiến của cả những người đã từng có ý định không theo nghề báo) vì đó là một trong những yêu cầu bắt buộc của nghề.
Xét cho cùng, việc giảng viên đưa áp lực của nghề báo vào giảng đường là điều cần thiết. Bởi lẽ: “quan trọng nhất vẫn là sống với không khí nghề nghiệp- không khí và môi trường thật chứ không phải là giả tưởng”.*
* Tiến sĩ Đỗ Chí Nghĩa - Gắn nhà trường với tòa soạn, giải pháp tăng tính chuyên nghiệp trong đào tạo báo chí
Trong một cuộc khảo sát gần đây do nhóm phóng viên thực hiện tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền, có đến 97% sinh viên cho rằng: Học tập và rèn luyện tại trường báo luôn tồn tại áp lực đến từ phía các giảng viên. Trong đó, có 60% sinh viên cho rằng, áp lực đó có cả trong học tập và thi cử.
Những con số trên cho thấy, trong quá trình giảng dạy tại Học viện, các thầy cô – những nhà báo chuyên nghiệp – thường tạo ra áp lực cho sinh viên, đặc biệt đối với sinh viên khối nghiệp vụ, chuyên ngành báo. Theo như Tiến sĩ Nguyễn Thị Trường Giang chia sẻ: “Việc tạo áp lực sẽ giúp cho sinh viên báo chí tập làm quen, đỡ bỡ ngỡ hơn trước khi bước vào một môi trường làm báo chuyên nghiệp. Vì áp lực tại môi trường đó còn cao hơn gấp nhiều lần so với những gì mà giảng viên tạo ra trên giảng đường”.
Ý kiến sinh viên?
Chị Dương Dương Huyền, trước là sinh viên lớp Báo mạng K27. Hiện tại, chị đang làm phóng viên của VOV cho hay:
“Khi học tại trường, tôi cũng từng trải qua nhiều áp lực áp lực trong học tập, đặc biệt những môn chuyên ngành như: video, diễn đàn báo mạng, tường thuật mạng điện tử… với khối lượng bài tập rất lớn và phải hoàn thành trong thời gian ngắn.
Sau này khi trở thành phóng viên, việc tìm hiểu, triển khai vấn đề, đặc biệt là những vấn đề nóng hay hạn nộp bài của tòa soạn, khó khăn khi đi thực tế sẽ còn gây áp lực lớn hơn rất nhiều so với trong trường học.[…] Chính những áp lực trên giảng đường sẽ giúp các bạn có được phản xạ tốt trong mọi tình huống cũng như hành trang quan trọng cho nghề báo. […]”.
Sinh viên theo nghề báo cần phải đối mặt nhiều hơn với áp lực
Cũng trong cuộc khảo sát của nhóm phóng viên, có đến 60% sinh viên, sau khi trải qua áp lực trên giảng đường, đã từng có ý định không theo nghề báo mà chọn con đường khác ít áp lực hơn.
Bạn Hương (sinh viên lớp Báo in K29, HV BC&TT) chia sẻ: “Áp lực của nghề báo nặng hơn tôi nghĩ! Có lẽ làm về lĩnh vực truyền thông hoặc quảng cáo chắc “dễ thở” hơn chứ cứ tiếp tục thì có lẽ tôi không theo nổi nghề báo!”.
Giải đáp rõ hơn về vấn đề này, Cô Trường Giang cho rằng: “Không phải là tôi cố tạo áp lực mà nghề báo vốn dĩ đã có áp lực. Đó áp lực về thời gian, về số lượng bài vở, về đề tài, về nguồn tin... Tôi không cố tạo ra áp lực giả mà nghề báo không có, tôi chỉ muốn sinh viên hiểu rằng đã theo đuổi nghề này thì phải chung sống với áp lực”. Nếu như những sinh viên chỉ vì những áp lực trên nhà trường mà không chịu nổi thì ra nài đời họ khó có thể làm tốt được công việc mà tòa soạn giao phó.
73% số sinh viên được khảo sát cho rằng, áp lực của trường báo là một điều tất yếu, nên có và thường xuyên hơn (đó là ý kiến của cả những người đã từng có ý định không theo nghề báo) vì đó là một trong những yêu cầu bắt buộc của nghề.
Xét cho cùng, việc giảng viên đưa áp lực của nghề báo vào giảng đường là điều cần thiết. Bởi lẽ: “quan trọng nhất vẫn là sống với không khí nghề nghiệp- không khí và môi trường thật chứ không phải là giả tưởng”.*
Nhóm 6 - Lớp Báo mạng điện tử K.29
* Tiến sĩ Đỗ Chí Nghĩa - Gắn nhà trường với tòa soạn, giải pháp tăng tính chuyên nghiệp trong đào tạo báo chí
Cùng chuyên mục
Bình luận