U23 Malaysia vô địch SEA Games 26: Tôn vinh giá trị nội
(Sóng Trẻ) - Hai lần giành huy chương vàng SEA Games liên tiếp vào các năm 2009 và 2011, vô địch AFF Suzuki Cup 2010. Trong 3 năm trở lại đây, thực sự bóng đá Malaysia đang ngự trị trên đỉnh Đông Nam Á. Với cách làm bóng đá rất riêng, người Mã Lai đang chứng minh cho tất cả những người làm bóng đá Đông Nam Á rằng: Hãy đặt niềm tin vào những con người bản địa và thành công sẽ tới.
Thành công từ lối đi riêng
U23 Malaysia giành huy chương vàng bóng đá nam SEA Games 26
(Nguồn : internet)
Trong những năm trở
lại đây, một số nước khu vực Đông Nam Á chọn
cho mình chiến lược phát triển bóng đá theo kiểu ăn “xổi” bằng cách nhập tịch ồ
ạt các cầu thủ nại quốc đến từ các nền bóng đá phát triển trên thế giới, hòng
nhanh chóng giành về mình những vinh quang. Tại kỳ SEA Games 26 diễn ra tại Indonesia , hàng loạt các đội tuyển bóng đá: Indonesia, Philippines, Singapore, Timor Leste góp mặt trong đội hình là những cầu thủ nhập
tịch nước nài.
Không sai khi nói rằng
các đội bóng có cầu thủ nhập tịch mạnh
lên trông thấy, ví dụ điển hình như đội tuyển U23 Timor Leste, nếu trước đây khi trong đội hình không có những cầu thủ nhập tịch họ
được coi là "rổ đựng bóng" cho các đội tuyển khác nhưng với những cầu thủ nhập tịch ở
kỳ SEA Games 26, họ thực sự đã lột xác và trở thành hiện tượng của giải đấu.
Tuy nhiên cầu thủ nhập
tịch không đồng nghĩa với chiến thắng: U23 Philippines, U23 Singapore, U23Timor Leste đều dừng bước ở vòng bảng, còn lại U23 Indonesia
hai lần gục ngã trước những chàng trai Mã Lai “100%”. Thành công tại SEA Games
25, 26, AFF Suzuki Cup 2010 của đội
tuyển Malaysia là kết quả từ chiến lược phát triển bóng đá rất riêng của người
Mã Lai, không giống như hầu hết các nước
ở trên xây dựng bóng đá theo kiểu “xây nhà từ nóc”, người Mã Lai đặt trọn niềm tin vào cầu thủ, huấn luyện viên nội
và chú trọng phát triển bóng đá trẻ…
Dấu ấn từ huấn luyện viên nội
HLV Ong Kim Swee và HLV Krishnasamy Rajapal (Từ trái sang)
(Nguồn: Internet)
Nếu chức AFF Suzuki Cup 2010 và chức vô địch SEA
Games 25 tại Lào của Malaysia dấu ấn lớn
nhất là tài thao lược của huấn luyện viên trưởng có nại hình đậm chất Mã Lai:
Krishnasamy Rajapal thì chiếc huy chương vàng Seagames 26 là tài chèo lài của huấn luyện
viên Ong Kim Swee - một người rất giỏi truyền lửa tinh thần cho các học trò. Ông có những
lời khích lệ tinh thần thi đấu cho các học trò mà có lẽ không một vị huấn luyện
viên nại quốc nào có thể thốt ra vì đơn giản ông là người Maylaysia, hơn ai
hết huấn luyện viên nội là người biết và hiểu làm thế nào để học trò của mình
vững tin trước trận đánh lớn.
“Họ (người Indonesia)
không tôn trọng các bạn. Họ không tôn trọng màu cờ, Nhà Vua, và bố mẹ của chúng
ta. Nếu các bạn để điều đó xảy ra, các bạn là những người hèn nhát. Các bạn phải
dạy cho họ biết người Malaysia là như thế nào. Chúng ta phải đánh bại họ không
chỉ một mà là hai lần ngay trước mặt các CĐV của họ”,
tờ New Straits Times của Malaysia dẫn lời của HLV Ong Kim Swee nói với các học trò trước trận đấu chung kết
với đội chủ nhà Indonesia.
Trông
người Mã mà nghĩ đến ta
Nếu đặt lên so sánh chiến lược phát triển bóng
đá của người Mã Lai với Việt Nam cũng có những điểm tương đồng, khi chúng ta cũng
đã, đang và sẽ xây dựng đội hình gồm những chàng trai thuần “chất Việt”, nơi mà
không có những ông tây mặc áo Việt Nam đá bóng. Tuy nhiên, ở vị trí huấn luyện
viên trưởng chúng ta lại chưa thực sự đặt niềm tin vào những huấn luyện viên
nội, nguyên nhân ở đây một phần những người làm bóng đá Việt Nam thích “sính
nại” .
Những năm gần đây dẫn dắt đội tuyển quốc gia
và U23 là những huấn luyện viên nại: Alfred Riedl, Henrique Calisto, Falko
etz… và liên đoàn phải bỏ ra cả đống tiền để chi trả cho họ, tuy nhiên thành
công thì không xứng tầm với những gì chúng ta mong đợi.
Ở giải đấu quốc nội, xu thế nhập tịch tràn lan
khiến các cầu thủ Việt Nam, đặc biệt là các cầu thủ trẻ không có vị trí chính
thức trên sân, các cầu thủ trẻ “có lớn mà chẳng có khôn”, khôn làm sao được khi
thiếu đi môi trường cọ sát thực tế. Hãy nhìn vào đội hình U23 Việt Nam tham dự SEA
Games 26 khi không có nổi một trung
phong thực thụ và một lối chơi nhạt nhòa thiếu bản sắc.
Điểm sáng duy nhất của bóng đá Việt Nam thời
gian gần đây là chức vô dịch AFF Suzuki Cup
2008, còn lại vẫn là những cơn khát danh hiệu 52 năm chưa vô địch SEA Games.
Điểm khác biệt lớn nhất ở đây nằm ở vị trí
huấn luận viên trưởng, bóng đá nước nhà đang sở hữu những huấn luyện viên tài
năng với bảng thành tích đáng nể như: HLV
Phan Thanh Hùng (đi vào lịch sử bóng đá Việt Nam khi vô địch quốc gia lúc là
cầu thủ, ở cương vị HLV thì vô địch U21 cùng câu lạc bộ Đà Nẵng, vô địch AFF
Cup với cương vị trợ lý đội tuyển và vô địch V-League 2010 cùng CLB T&T Hà
Nội); HLV Mai Đức Chung (Ông là người dẫn dắt đội tuyển bóng đá nữ quốc gia Việt
Nam giành được 2 huy chương vàng tại SEA Games,
đồng thời ông cũng dẫn dắt đội tuyển bóng đá quốc gia U22 Việt Nam đoạt cúp Merdeka 2008 tại Malaysia
… )…
Người Mã Lai đang gặt hái những thành công
vang dội khi đặt niềm tin vào những huấn
luyện viên nội, vậy chúng ta, tại sao lại không???
Còn gì tự hào hơn khi chúng ta có một đội hình
thuần việt từ vị trí huấn luyện viên cho tới cầu thủ vô địch SEA Games, vô địch
AFF Cup và xa hơn là những đấu trường châu
lục…
Hy vọng cuộc cải tổ mang tính cách mạng của bóng đá Việt Nam với sự ra đời công
ty cổ phần bóng đá chuyên nghiệp VPF sẽ có
những chiến lược phát triển tốt nhất để đưa bóng đá Việt Nam lên tầm cao mới,
giải tỏa cơn khát danh hiệu và đưa hai tiếng Việt Nam vươn tầm thế giới.
Đức Huân
Lớp Báo in K30 A1
Học viện Báo chí và Tuyên truyền