Tổng kết diễn đàn: Giáo dục báo chí: Chậm

(Sóng trẻ) - Sau nửa tháng mở diễn đàn, diễn đàn bàn luận về vấn đề Giáo dục báo chí hiện nay thu nhận được 1000 lượt truy cập cùng rất nhiều bình luận. Vì đây là một vấn đề còn khá mới mẻ, chưa nhận được nhiều sự chú ý quan tâm từ những sinh viên, người học nên hầu hết các ý kiến vẫn chỉ dừng lại ở một chiều và chưa có sự tranh luận đáng kể. 

Vấn đề giáo dục báo chí hiện nay là một vấn đề vẫn còn rất hàn lâm. Người dạy thì mải chạy theo sự phát triển với tốc độ chóng mặt của báo chí thế giới để có thể kịp thời cập nhật vào chương trình giảng dạy. Người học thì cũng bị cuốn theo guồng máy đó, mới chỉ thụ động tiếp nhận những kiến thức từ phía giảng viên mà chưa có sự tự tìm tòi, phát hiện. Do đó hiệu quả giáo dục đang có dấu hiệu chững lại, thậm chí là đi xuống. Hệ quả là một nền báo chí với các phóng viên thích “chụp giật” hơn là ngồi nghiên cứu để đào sâu, viết sắc. 

Diễn đàn Giáo dục báo chí đã thu hút được một số lượng lớn người quan tâm và bình luận. Tuy nhiên, do đây là vấn đề còn mới, chưa nhận được nhiều sự quan tâm nên bình luận trong diễn đàn hầu hết vẫn đi theo một chiều hướng duy nhất.

Xuyên suốt bài mở diễn đàn, tác giả đã đưa ra một cách khái quát sự phát triển hiện nay của báo chí trong thời đại công nghệ số. Sự nổi lên của hình thức báo chí công dân, việc áp dụng sâu hơn của mạng xã hội cũng như sự ứng dụng các hình thức đa phương tiện vào bài báo. Từ đó, vấn đề đặt ra hiện nay là với một chương trình giáo dục báo chí chậm, vẫn còn hơi hướng “tầm chương trích cú”, chương trình học vẫn bao gồm những môn trùng lặp và không có nhiều ý nghĩa với việc làm báo thì đâu là giải pháp?

Đa phần các ý kiến phản hồi đều cho rằng nếu cứ giữ nguyên cách giảng dạy như hiện nay thì tấm bằng báo chí sẽ dần trở nên yếu thế, vốn hiện tại cũng đã không có nhiều tác động. Bạn đọc [email protected] cho biết: Giáo dục báo chí ở Việt Nam hiện nay vẫn còn nặng lý thuyết, điều đó đôi khi làm sinh viên chểnh mảng thiếu hứng thú học tập. Bạn đọc tại địa chỉ [email protected] lại có một bình luận: Nếu chỉ học kỹ năng làm báo là không đủ trong khi những người học một chuyên ngành nào đó có thể bắt nhịp nhanh chóng và dễ dàng hơn nhiều so với một người học báo làm cùng chuyên ngành. Bạn [email protected] chia sẻ kinh nghiệm cá nhân: Mình thấy chưa chắc có tấm bằng báo chí đã có thể làm báo, thậm chí ngược lại, các biên tập viên trẻ hiện nay đều là những người học marketing hoặc nại thương.

Tuy nhiên vẫn có ý kiến cho rằng đây là vấn đề quá lớn, cần nhiều thời gian tìm hiểu thêm. Bạn đọc [email protected] cho rằng tác giả đề cập vấn đề này quá lớn, quá tầm suy nghĩ của sinh viên và các đánh giá trong bài vẫn còn thể hiện tính chủ quan, cảm tính. Bạn đọc [email protected] thì cho rằng đây là vấn đề của cấp trên, cần nhiều thời gian bàn bạc, xem xét.

Có thể thấy mặc dù là một vấn đề mới nhưng việc bàn luận về giáo dục báo chí tại Việt Nam cũng đã thu hút được một số lượng nhất định sự quan tâm của các bạn trẻ. Vẫn sẽ cần thời gian để người học có thể dành sự quan tâm lớn hơn cho vấn đề này nhưng diễn đàn cũng hy vọng đã đặt những nền tảng để người học trong tương lai có thể khảo cứu nhiều hơn. 

Diễn đàn Giáo dục báo chí xin được kết thúc tại đây. Rất cám ơn sự quan tâm của người đọc cũng như những ý kiến đóng góp. 

Hoàng Duy
Nhóm 4 Báo mạng điện tử K31

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN