Viện Báo Chí tổ chức Workshop: “Truyền thông online là con dao hai lưỡi”

(Sóng trẻ) - Sáng 23/9, Viện Báo Chí tổ chức chương trình tọa đàm “Truyền thông online là con dao hai lưỡi” tại Học viện Báo chí – Tuyên truyền. Chương trình nằm trong chuỗi sự kiện đón chào tân sinh viên của Viện Báo Chí năm học 2019 – 2020 - “Fire Up 2019 – Lighthouse”. 

Buổi tọa đàm có sự góp mặt của nhà báo Ngô Bá Lục; Hoa hậu Nguyễn Thị Huyền – cựu sinh viên Học viện Báo Chí – Tuyên truyền; TS. Lê Thu Hà – Phó Viện trưởng Viện Báo chí; TS. Lê Thị Nhã – Uỷ viên Hội đồng Viện Báo chí; ThS. Phạm Thị Mai Liên – giảng viên Viện Báo Chí cùng đông đảo sinh viên đang theo học tại Học viện Báo chí – Tuyên truyền.

51bec6952_70805487_483288825583082_7044162972972744704_n.jpg
Nhà báo Ngô Bá Lục chia sẻ những thông tin bổ ích đến các bạn sinh viên

Tại buổi tọa đàm, nhà báo Ngô Bá Lục đã đưa ra những nhận định sâu sắc của một người đã có thâm niên công tác 15 năm trong lĩnh vực truyền thông. Theo nhà báo, sức mạnh của truyền thông online nằm ở tốc độ lan truyền “chóng mặt”. Bởi vậy mà trong giai đoạn hiện nay, truyền thông online là một công cụ hỗ trợ đắc lực của hầu hết các doanh nghiệp. “Chỉ cần 5 phút thôi, một thông tin có thể tràn ngập trên mạng xã hội (MXH). Bạn ở Mỹ, bạn ở Canada, bạn ở bất kì một quốc gia nào đều có thể đọc được thông tin đó, dù thông tin đó xuất phát từ Việt Nam” – nhà báo Ngô Bá Lục nhấn mạnh.  

51bec6952_co_ha.jpg
TS. Lê Thu Hà đưa ra một số câu hỏi dành cho các bạn sinh viên 

Tuy nhiên, nhà báo cũng khẳng định: “Chính đặc tính ấy của truyền thông online đã tạo điều kiện cho truyền thông “bẩn” sinh sôi nảy nở”. Nhà báo Ngô Bá Lục cho biết, tốc độ lan truyền thông tin nhanh đồng nghĩa với việc thông tin được đăng tải trên mạng internet đôi khi rất khó để kiểm chứng; thậm chí mang tính chất bịa đặt. Đồng thời, nhà báo cũng nêu lên thực trạng lạm dụng truyền thông online để hạ thấp uy tín của các cá nhân, tổ chức; hoặc đánh bóng hình ảnh một cách thô thiển, phản văn hoá. Trước thực trạng đó, nhà báo Ngô Bá Lục cho rằng những người làm truyền thông, đặc biệt là các KOLs (Key opinion leaders – những người có tầm ảnh hưởng lớn trên MXH) phải có cái “tài”, cũng như cái “tâm”; phải biết từ chối những cám dỗ về tiền bạc có thể khiến họ vi phạm pháp luật. 

51bec6952_71526721_477086602847020_1812243085267042304_n.jpg
Các bạn sinh viên nhiệt tình nêu vấn đề còn thắc mắc để được giải đáp

Trong phần thứ hai của buổi tọa đàm, các bạn sinh viên có cơ hội đặt câu hỏi và giao lưu với khách mời của chương trình. Qua những câu trả lời của nhà báo Ngô Bá Lục, sinh viên tham gia buổi tọa đàm đã được hiểu thêm về quá trình xử lý khủng hoảng truyền thông, cũng như triển vọng nghề nghiệp của các bạn trẻ đang theo học một số chuyên ngành truyền thông truyền thống như báo in hoặc báo phát thanh. Theo phân tích của nhà báo, sự thoái trào của các loại hình truyền thông truyền thống trước sự phát triển của truyền thông online là một xu thế khách quan. Mặc dù vậy, những kỹ năng, kiến thức mà các bạn sinh viên theo học các ngành truyền thông truyền thống lĩnh hội được đều có tính ứng dụng cao ngay cả trong lĩnh vực truyền thông hiện đại. Do đó, các bạn sinh viên không cần phải quá lo lắng về chuyện việc làm sau khi ra trường. 

Bạn Trần Thị Khánh Linh, lớp Truyền thông Đa phương tiện K39 chia sẻ: “Sau ngày hôm nay, em học được rất nhiều kiến thức, đặc biệt là về truyền thông online. Bọn em được biết về những rủi ro khi làm truyền thông và cách phòng tránh, xử lý. Em thấy buổi tọa đàm hôm nay thật sự hữu ích và em hi vọng sẽ được tham gia thêm nhiều buổi tọa đàm tương tự”.. Buổi tọa đàm đã kết thúc thành công tốt đẹp, để lại nhiều ấn tượng và cảm xúc tích cực trong lòng các bạn học sinh – sinh viên. 

Quý An. Ảnh: Phan Loan


Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN