Vượt bệnh tật, làm đủ nghề nuôi co

(Sóng Trẻ)- “Làm nghề đan ngựa nhưng hễ hàng xóm có công việc gì thì anh cũng giúp đỡ tận tình, chu đáo. Thực sự anh là một người đàn ông tuyệt vời!” – Là lời chị Nguyễn Thị Hằng, hàng xóm thân cận của anh Thưởng chia sẻ.

Nung nấu đam mê đi học

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghèo, bố mất sớm, mẹ bị tâm thần, anh Nguyễn Văn Thưởng (huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên) nung nấu ước mơ học trường Thương mại quốc tế những năm 90. Nhưng thật không may, như số phận sắp đặt trước, căn bệnh hiểm nghèo thoái hóa đốt sống lưng đã không cho anh thỏa đam mê của mình.

Anh phải nghỉ học để đi chữa chạy bệnh tình. Nhiều ngày dài chữa chạy, tuy nhiên tiền thuốc thang ngày càng tăng, thậm chí anh Thưởng đã phải sang Trung Quốc để chữa trị, nhưng bệnh tình không thuyên giảm và để lại dị tật khiến anh bị gù lưng khi còn rất trẻ. Sau khi nghỉ học được hai năm, anh vẫn nung nấu mơ ước được đến trường để học. Chia sẻ với phóng viên anh nói: “Tốt nghiệp năm 90 nhưng đến tận năm 94 tôi vẫn muốn đi học, nên tôi đã viết một lá thư để lại cho anh tôi. Tôi bảo là em chỉ muốn là đi học sau này tự lo cho bản thân chứ không muốn để anh chị lo hết đời cho em được”. 

Cũng vào mùa nhổ lạc ở quê, là mùa chuẩn bị thi đại học, nhân lúc anh chị đi nhổ lạc, anh Thưởng đã viết bức thư đấy để lại rồi trốn lên Thái Nguyên quyết tâm ôn thi. Đến bây giờ, hàng xóm gần nhà anh vẫn nói “chú nó ham học đến trốn cả nhà để đi ấy”. Anh Thưởng ở nhờ nhà người thân trên Thái để vừa học, vừa đi châm cứu. Vì đã nghỉ học hai năm ở nhà nên lượng kiến thức cũng giảm đi, đến khi đi thi không đạt, anh rất buồn. Ánh mắt anh toát lên khát khao đi học đến tột độ. 

704bf1885_anh_1_1.png
Chân dung anh Nguyễn Văn Thưởng

Anh Thưởng kể: “Hồi cấp ba đi học, nhà cách trường bảy cây số, nhà nghèo không có xe nhưng tôi chưa nghỉ một buổi nào, vì tôi thích được học lắm. Cứ đi bộ như thế ba năm trời mà tôi vẫn đi.”

Sau đó một thời gian, khi bệnh tình của người mẹ ngày càng nặng, các anh chị đều đã lập gia đình, anh cũng tìm được một nửa chịu chấp nhận mình, rồi cũng lập gia đình và sinh được hai người con: một trai, một gái. Anh Thưởng hạ quyết tâm “đời mình đã không được đi học rồi nên dù làm gì đi nữa cũng phải lo cho con cái ăn học đầy đủ”.

Làm đủ nghề để nuôi con

Đi lên từ hai bàn tay trắng, vả lại cả hai vợ chồng đều mắc bệnh khó chữa: anh thì mắc bệnh vôi hóa cột sống, còn vợ thì bị sỏi thận quanh năm ngày tháng, quặn bụng trong cơn đau thận. Gia đình anh Nguyễn Văn Thưởng cũng thuộc diện hộ nghèo năm 2017. 

Theo Ông Đinh Thượng Năng – Trưởng xóm Hân cho biết: “Gia đình anh thuộc diện đặc biệt khó khăn, con cái ăn học tốn kém nhưng anh luôn cố gắng làm hết sức mình, nuôi dạy con cái trưởng thành. Chúng tôi đánh giá cao tinh thần nỗ lực của anh và năm nay đã xét cho hộ gia đình anh là gia đình nghèo vượt khó.”

Với vội những dây lạt còn vương dưới nền nhà, người đàn ông tật nguyền thổn thức: “Vợ tôi thì cứ đi xách vữa, tôi thì đi làm thêm. Tôi còn nhớ là hồi Thụ (con trai lớn) học lớp bảy, Lan (con gái thứ hai) học lớp năm, cứ có đợt học nghề mây tre đan, hay bất cứ nghề gì, ở đâu là tôi cũng đi, tôi cảm thấy sức khỏe của mình làm được là tôi xin đi”.

Đầu tiên theo lời anh Thưởng, là anh đi học mây tre đan, đan vành khuyên cho một công ty ở Hà Tây cũ (là Hà Nội bây giờ) nhưng cũng không duy trì được hội. Một năm sau, khi công ty may TNG Phú Bình chuẩn bị mở, công ty cử người về dạy các hộ nghèo đi may, anh cũng xin đi may, tuy đạp một chân nhưng anh vẫn may được.

704bf1885_anh_2_1.jpg
 Anh Thưởng với công việc thường nhật của mình

Chị Nguyễn Thị Lựu – công nhân Nhà máy may TNG Phú Bình kể lại: “Tôi ở cùng xóm với anh Thưởng, lại cùng lớp đi học may, ngày nào anh cũng đạp xe đạp, cứ nửa vòng một, nửa vòng một lên đến xã để học may. Thấy anh cũng khổ, mà quyết tâm cao thật, không kể ngày mưa, ngày nắng, anh đều có mặt đầy đủ, đúng giờ. Học viên trong lớp, ai cũng quý anh lắm!”.

Tuy nhiên cơ hội đã không mỉm cười với anh, một con người đầy quyết tâm và nghị lực. Khi khóa học kết thúc, cô giáo xin cho các học viên vào làm tại nhà máy, riêng anh thì cô căn dặn: “Thôi giờ về nhà tìm công việc phù hợp, chứ giờ công ty chưa có xe đưa đón, cứ đi lại thế này đến tận công ty xa xôi, vất vả cả ra vậy có đi làm được không?”. Anh Thuởng kể: “Nghe cô và mọi người nói bệnh tật không ai nhận, tôi cũng buồn lắm. Nhưng tôi nghĩ không xin được vào công ty to thì mình lại xin vào làm ở xưởng may màn nhỏ. Ngày ngày cố gắng may được vài cái, mỗi cái thời đấy cũng được chín trăm đồng” – Anh gượng cười.

Anh bảo anh chỉ thương hai em nhỏ ở nhà, mà không đi thì không có tiền nuôi các em. Từ ngày ấy, anh cũng thay đổi không ít ngành nghề chỉ mong có tiền trang trải cuộc sống gia đình, giúp đỡ vợ và thêm thắt tiền nuôi các em ăn học. Mãi về sau này, khi một người bạn bảo anh đan ngựa hàng mã, rồi đem đi giao cùng người đó kiếm tiền thêm, anh Thưởng nghe theo và từ đó nghề đan ngựa đã gắn bó với anh đến tận sau này.

Khát vọng của người cha

“Bố không lo được cho chúng mày bằng bạn như bây giờ, chúng nó đi xe đạp điện, mình đi xe đạp thôi. Nhưng so với bố, chúng mày vẫn hơn bố nên phải cố gắng học hành cho tử tế, thành người” – Đó là những lời căn dặn của người cha với con cái của mình. Cho dù khó, dù khổ đến thế nào đi nữa thì vẫn phải trưởng thành. Người đàn ông lúc nào cũng chỉ muốn hai con học đến nơi đến chốn cho hay.

704bf1885_anh_3_1.jpg
 Ánh mắt rưng rưng của anh khi nghĩ về các con!

Những khó khăn của người cha, nỗi vất vả, tần tảo sớm hôm nai lưng nơi công trường của người mẹ cũng đến ngày được đền đáp xứng đáng.

Người con trai cả - Nguyễn Văn Thụ, em là một người con nan nãn, một người trò giỏi được thầy mến bạn yêu. Nhiều năm liền đều đạt danh hiệu học sinh giỏi và liên tiếp giành nhiều giải cao trong kì thi chọ học sinh giỏi môn Hóa học của Tỉnh. Kì thi Trung học phổ thông vừa qua đã xuất sắc đạt điểm cao thứ hai của Tỉnh Thái Nguyên và đỗ ngành Y đa khoa của Đại học Y, Hà Nội. 

Còn con gái thứ hai của anh, hiện đang là học sinh lớp chuyên Toán, khối 11. Nhiều lần đạt học bổng của trường, huyện và cũng tham gia đội tuyển học sinh giỏi Toán. Ở nhà, em cũng là một người con nan và thương yêu bố mẹ của mình.

Có lẽ, gia cảnh nghèo khó cũng không ngăn nổi quyết tâm nuôi các con ăn học thành tài của anh Thưởng, cũng không thể ngăn nổi tinh thần hiếu học mà các con đang dành về những hoa thơm, quả ngọt cho gia đình anh!

Nguyễn Thúy
Đa phương tiện k34a2

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Tin nổi bật7 tháng trước

(Sóng trẻ) - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN