WHO công bố đại dịch: “mở rộng cơ chế phản ứng khẩn cấp”

(Sóng trẻ) – Mới đây, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã tuyên bố dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 do chủng mới của virus corona (SARS-CoV-2) là một đại dịch toàn cầu.

adfc654bf_anh1_uho.jpg

Giám đốc điều hành WHO Mike Ryan (trái) và Tổng giám đốc Tedros Adhanom Ghebreyesus tại buổi họp báo. (Ảnh: Reuters)

Đây được coi là một thuật ngữ mới mà tổ chức này chưa từng sử dụng trước đây. “Đại dịch” nhằm mô tả một căn bệnh đang lây lan giữa những người ở nhiều quốc gia trên thế giới cùng một lúc. Tiến sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus của WHO cho biết họ hiện đang sử dụng thuật ngữ này vì những lo ngại sâu sắc về mức độ lây lan  đáng báo động của virus.

Đại dịch là gì?

Thuật ngữ này dành riêng cho một bệnh truyền nhiễm, nơi có sự lây lan từ người sang người ở mức độ cao và đang diễn ra ở nhiều quốc gia. Lần gần nhất WHO tuyên bố một đại dịch là trong giai đoạn bùng phát cúm H1N1 năm 2009. Ông Tedros cho biết đây là lần đầu tiên một chủng virus corona tạo ra đại dịch. Đợt bùng phát dịch SARS năm 2002-2003, cũng do một chủng virus corona khác gây ra, đã không được gọi là đại dịch vì kịp thời ngăn chặn.

Một loại virus hoàn toàn mới có nhiều khả năng để gây nên đại dịch, có thể lây nhiễm dễ dàng cho mọi người, từ người này sang người khác trong một thời gian dài. Đại dịch chưa có vắc-xin phòng ngừa, vậy nên việc ngăn chặn sự lây lan của nó trở nên rất quan trọng. 

Tại sao thuật ngữ “đại dịch” được sử dụng vào thời điểm này?

Vào cuối tháng 2, Tiến sĩ Tedros cho biết trong khi Covid-19 hoàn toàn có khả năng gây đại dịch thì chúng ta lại chứng kiến sự lây lan trên toàn cầu không rõ ràng. Nhưng hiện nay, đã có 125.544 ca nhiễm tại 114 quốc gia. 

adfc654bf_anh2who.jpeg

Tiến sĩ Tedros nhấn mạnh sự lây lan của virus tại nhiều quốc gia

Các quốc gia khác nhau không thể thay đổi bất cứ điều gì về cách thức hoạt động của virus, nhưng WHO hy vọng chính phủ ở đây sẽ thay đổi cách đối phó với dịch bệnh để mọi thứ trở nên tích cực hơn. Theo các nhà khoa học phân tích, một số quốc gia đang xử lý dịch bệnh với sự thiếu năng lực trong các chỉ đạo, quyết tâm chống dịch bệnh còn thấp. Nhiều nơi đang phải vật lộn thêm vấn đề thiếu hụt tài nguyên.

WHO đã yêu cầu tất cả các nước: sẵn sàng và mở rộng cơ chế phản ứng khẩn cấp, trao đổi với mọi người về những rủi ro và cách giúp họ có thể tự bảo vệ mình, tăng cường tìm kiếm, cách ly, kiểm tra và xử lý các trường hợp liên quan đến Covid-19. Đồng thời liên tục theo dõi và kiểm tra các ca nghi nhiễm để có biện pháp phù hợp.

Như Quỳnh

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Tin nổi bật7 tháng trước

(Sóng trẻ) - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN