Xót lòng bữa cơm chan nước lã của học trò vùng cao

(Sóng trẻ) -  10 cô cậu học trò cấp hai cùng sống trong một gian nhà tạm bợ, chia nhau từng hạt cơm lấm tấm muội than, ăn kèm với muối ớt, hay có khi chỉ là bữa cơm chan nước lã. Khung cảnh thương tâm ấy vẫn đang diễn ra hàng ngày ở Trường THCS Mỏ Vàng, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái.

Nước lã trộn cơm, rơm thay chăn ấm


“Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”. Nhiều trường tiểu học, trung học cơ sở ở khu vực núi cao, hẻo lánh của các tỉnh miền núi nước ta vẫn tồn tại quá nhiều khó khăn, thiếu thốn. Được một lần tận mắt chứng kiến những gì đã và đang diễn ra xoay quanh cuộc sống của những cô, cậu học trò nghèo mới thấy xót lòng thay cho thế hệ tương lai của đất nước ở nơi vùng núi khắc nghiệt này.

2157e1ed0_xot_long_2.png

Ăn cơm với ớt tươi trộn muối

Có 8 – 10 em sống trong một phòng nội trú ẩm thấp, tối tăm, nài để ở còn để nhiều đồ dùng khác như củi, nồi xong... Trong phòng chỉ có tấm phản được kê từ mấy tấm gỗ, trên trải chiếu nhưng là những chiếc chiếu cói đã cũ và rách. Vào mùa đông, thời tiết tại vùng cao rất lạnh nhưng mỗi phòng cũng chỉ có vài tấm chăn mỏng. Do đường núi hiểm trở, chưa được đầu tư, sửa chữa, không có điện, không có nước sạch sinh hoạt, cơ sở vật chất yếu kém, chất lượng cuộc sống thấp, nên đời sống của các em học sinh cũng không được chăm sóc chu đáo.

“Mỏ Vàng” đầy khốn khó, lắm hiểm nguy


Sách vở là phương tiện phổ biến duy nhất để học sinh tiếp cận thông tin. Với các loại hình khác như báo in, phát thanh, truyền hình rất hạn chế. Tại xã chưa có điện, máy tính kết nối Internet, các em cũng chưa biết và hiểu về máy vi tính nên báo mạng điện tử còn rất xa vời và lạ lẫm.

2157d8dec_xot_long_3.png
Nồi xoong tại phòng nội trú

Vào mùa đông, vùng cao lạnh buốt, những cô, cậu bé chỉ mặc những manh áo mỏng gối lên nhau, chân đi đất tới lớp. Những em nhà xa ở nội trú tại trường nhưng cũng rất nhiều em hàng ngày vượt đến cả chục cây số, đường gồ ghề, khó đi, bên là ngòi thia chảy siết, bên là tả li có thể sạt lở bất cứ lúc nào.

Nhọc nhằn hơn có em vừa tranh thủ đi học vừa chở củi, chở cành quế đi bán trên đường đến lớp. Nhiều mối nguy hiểm luôn rình rập các cô cậu học sinh, không chỉ là những trận ốm thông thường mà đe dọa tới cả tính mạng. Đó là những con lũ dữ, vực suối sâu, sạt lở đất, bệnh tật…

Lấy niềm tin, niềm lạc quan làm lẽ sống

Điều kiện về vật chất còn thiếu thốn song học sinh vùng núi Tây Bắc vẫn luôn cố gắng đến trường và học tập chăm chỉ. Nhà trường, gia đình và ngay cả bản thân các em cũng tìm mọi cách để khắc phục những thiếu thốn về vật chất. Tại trường mỗi nhóm học sinh ở nội trú đều được cấp một luống rau tự trồng và chăm sóc giúp cải thiện bữa ăn hàng ngày.

2157e0c6b_xot_long_1.png

Cô giáo và các học sinh làm vườn

Trên khuôn mặt các em luôn nở những nụ cười đầy niềm tin và hy vọng. Nhiều em đạt được thành tích cao trong học tập, tích cực tham gia các hoạt động do nhà trường tổ chức, đóng góp những tiết mục văn nghệ đầy bản sắc dân tộc. Em Triệu Ngọc Giang lớp 9B là học sinh nghèo vượt khó, liên tục đạt học sinh giỏi cấp trường trong nhiều năm, tham gia các kì thi cấp huyện. Giữa thầy và trò có sự gắn bó và đồng cảm, trong tình bạn luôn đoàn kết che trở và đùm bọc lẫn nhau.

“Trẻ em như búp trên cành

Biết ăn ngủ biết học hành là nan”.

Thế hệ tương lai của đất nước cần có một cuộc sống đầy đủ và được chăm lo chu đáo để “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” sẽ trở thành khẩu hiệu của tất cả các trường trên khắp nẻo quê hương.

Vũ Thị Thúy

Báo mạng điện tử K.29

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN