“60% thành công của tác phẩm báo chí nằm ở kỹ năng tận dụng tốt mạng xã hội”

(Sóng trẻ) - Đây là chia sẻ của Th.S Vũ Thế Cường trong hội thảo khoa học trực tuyến “Khai thác hiệu quả mạng xã hội trong học tập của sinh viên khoa Phát thanh - Truyền hình" được khoa Phát thanh - Truyền hình tổ chức vào chiều 24/6.

Tham gia hội thảo là nhiều nhà báo, nhà nghiên cứu truyền thông dàn dạn kinh nghiệm: TS. Nguyễn Tri Thức - Uỷ viên Ban Biên tập, Trưởng ban Chuyên đề và Chuyên san, Tạp chí Cộng Sản; Th.S Vũ Thế Cường - Phó Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Ấn Độ - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh; PGS. TS Đinh Thị Thu Hằng - Phó Trưởng khoa Phụ trách khoa Phát thanh - Truyền hình, TS Đinh Thị Xuân Hoà và Th.S Đinh Ngọc Sơn - Phó Trưởng khoa Phát thanh - Truyền hình; TS. Nguyễn Thuý Hà - Phó Trưởng ban Khoa học, HVBC&TT; TS Nguyễn Thị Minh Hiền - Trưởng khoa Quan hệ Công chúng và Quảng cáo; TS. Lưu Thuý Hồng - Phó trưởng khoa Quan hệ Quốc tế... Bên cạnh đó, hội thảo còn có sự tham dự của các giảng viên khoa Phát thanh - Truyền hình cùng hơn 100 bạn sinh viên đến từ chuyên ngành trong khoa. 

Phát biểu khai mạc Hội thảo, Th.S Đinh Ngọc Sơn khẳng định: "Sử dụng hiệu quả mạng xã hội là một trong những vấn đề rất quan trọng đối với sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền, vì không chỉ tiếp nhận thông tin mà đây còn là đội ngũ trực tiếp sản xuất thông tin".

Mạng xã hội là một mảnh đất màu mỡ tri thức để khám phá

unadjustednonraw_thumb_436.jpg
Ths. Đinh Ngọc Sơn phát biểu khai mạc chương trình

Trong thế giới kết nối với hơn 50 tỷ thiết bị công nghệ, có nhiều người còn dành nhiều thời gian cho mạng ảo nhiều hơn cuộc sống thực bên ngoài. Để thích ứng và phát triển, việc khai thác hiệu quả mạng xã hội trong học tập được coi là một trong những kỹ năng quan trọng của sinh viên báo chí nói riêng và sinh viên nói chung. 

“Mạng xã hội là một mảnh đất màu mỡ tri thức để khám phá. Đối với riêng sinh viên, nhà báo, phóng viên, kỹ năng sử dụng tốt mạng xã hội chiếm 60% thành công của một tác phẩm báo chí. Chúng ta tìm kiếm đề tài, sự kiện nhanh chóng và dễ dàng trên nền tảng mạng xã hội. Nhưng chính yếu tố tức thời và tràn lan thông tin lại khiến việc kiểm chứng, xác thực thông tin bị hạn chế”, Th.S Vũ Thế Cường nhấn mạnh tầm quan trọng của MXH. 

Đồng quan điểm trên, nhà báo Nguyễn Tri Thức cũng cho biết không ai có thể phủ nhận được lợi ích của mạng xã hội trong hoạt động đời sống nói chung và chuyên ngành báo chí nói riêng.

unadjustednonraw_thumb_43c.jpg
Đưa ra lời khuyên cho sinh viên báo chí trong việc tận dụng tốt mạng xã hội trong học tập và làm việc, khách mời chia sẻ: “Sinh viên nên tích cực tham gia những dự án thực tế, bước chân ra cuộc sống, có cái nhìn khách quan, đúng đắn nhất để tự bản thân phân biệt được thông tin thật, giả. Khách mời còn kiến nghị Học viện Báo chí và Tuyên truyền cũng như các tổ chức khác mở ra nhiều chuyên đề nghiên cứu, hội thảo khoa học để nâng cao kiến thức sử dụng mạng xã hội cho người dùng".
unadjustednonraw_thumb_43a.jpg
Tuy nhiên để tránh khỏi những cám dỗ, sai lầm trong tiếp thu thông tin thì nhà báo Nguyễn Tri Thức cho rằng mỗi người dùng mạng xã hội phải trang bị bộ lọc, luôn tự đặt dấu hỏi, sự nghi vấn về thông tin trước khi lan truyền hay chia sẻ.

Mạng xã hội dưới góc nhìn của sinh viên báo chí

Đóng góp ý kiến tham luận trong Hội thảo, sinh viên Nguyễn Hoàng Long (lớp Báo Truyền hình CLC K38): “Mạng xã hội đã trở thành phần tất yếu trong cuộc sống với những tính năng đa dạng, nguồn thông tin phong phú cho phép sinh viên báo chí chia sẻ, chọn lọc thông tin một cách hiệu quả".

unadjustednonraw_thumb_42e.jpg
unadjustednonraw_thumb_430.jpg
Với Long, chiến dịch tình nguyện “Đồng hành Online - bán vải thiều Bắc Giang" là một trong số những chương trình của sinh viên đã tận dụng tốt sức lan tỏa từ mạng xã hội để giúp đỡ bà con nông dân bán vải thiều trong tình hình dịch bệnh phức tạp

Còn với sinh viên đang kiến tập như bạn Đào Thị Thanh Tâm (lớp Báo Truyền hình CLC K38): “Học tập và làm việc từ xa sẽ giảm thiểu chi phí, đảm bảo an toàn sức khỏe giữa đại dịch Covid-19. Hơn nữa cách làm việc này còn tận dụng tối đa thời gian một cách hợp lý đồng thời nâng cao kỹ năng sử dụng thiết bị công nghệ" 

unadjustednonraw_thumb_438.jpg
4 lợi ích của làm việc từ xa (Telecommuting) được Thanh Tâm chia sẻ.

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN