“Giải báo chí Sóng trẻ là cơ hội để rèn giũa và trưởng thành”

(Sóng trẻ) - Anh Đàm Công Bắc - cựu sinh viên lớp Báo mạng điện tử K36 là gương mặt tiêu biểu của giải thưởng Báo chí Sóng Trẻ trong 2 năm liên tiếp với hàng loạt bài phóng sự được đánh giá cao.

Nhân dịp tổ chức Giải Báo chí Sóng trẻ lần thứ 5, anh Đàm Công Bắc đã có những chia sẻ thú vị về quá trình thực hiện và gắn bó với giải trong suốt thời gian sinh viên.

PV: Được biết anh đã từng có nhiều tác phẩm xuất sắc, đạt kết quả cao trong giải Báo chí Sóng trẻ, vậy trong số những tác phẩm đạt giải thì tác phẩm nào để lại cho anh ấn tượng nhất?

Anh Công Bắc: Tôi thấy bản thân may mắn khi liên tiếp giành các giải cao ở cuộc thi Giải Báo chí Sóng Trẻ này. Thực sự với tôi Giải Báo chí Sóng trẻ là cái duyên. Để nói về tác phẩm mà tôi ấn tượng khi gửi dự thi thì thật khó để lựa chọn, bởi mỗi tác phẩm khi tôi sáng tạo đều chứa đựng những tâm huyết riêng có ở từng thời điểm. Thế nhưng, để được chọn tác phẩm tôi cảm thấy ưng ý nhất là ấn tượng với chùm tác phẩm “Người giữ hồn cốt văn hóa Việt”, đạt giải Nhất giải Báo chí Sóng trẻ lần thứ 4 - 2019.

img_1271.JPG


img_1270.JPG

Loạt bài phóng sự (3 kỳ): Người giữ hồn cốt văn hóa Việt của anh Đàm Công Bắc đạt giải Nhất ở Hạng mục Tác phẩm Báo mạng điện tử. Ảnh: NVCC

 

Đối với chùm tác phẩm “Người giữ hồn cốt văn hóa Việt” tôi đã đặt để thật nhiều những tâm tư từ việc tìm kiếm lựa chọn nhân vật cho tuyến chủ đề mà bản thân đã định hướng từ trước cho đến việc lựa chọn hình thức thể hiện sao cho bắt kịp những xu hướng báo chí hiện đại. Ở chùm tác phẩm này dễ thấy sự liên kết giữa các bài khác nhau trong một tổng thể chung nói về những người đang ngày ngày cống hiến, âm thầm lưu giữ và bảo tồn những giá trị thuộc phạm trù bản sắc văn hóa của dân tộc. Ở góc độ hình thức tôi đã cố gắng sử dụng những kỹ thuật đồ họa đa phương tiện để mang đến cho người đọc không chỉ theo dõi thông tin mà còn thực sự cảm thấy thích thú ở hiệu ứng thị giác song hành giữa hình thức và nội dung. Đó là điều tôi nghĩ phù hợp với một tác phẩm báo chí hiện đại. 

PV: Khi những đứa con đẻ của mình được gọi tên ở vị trí cao trong mỗi mùa giải, anh có cảm xúc đặc biệt gì khi sự cố gắng của mình được ghi nhận?

Anh Công Bắc: Tôi vẫn còn nhớ như in cái cảm giác được xướng tên lên nhận giải, vui có, xúc động có, tự hào có, lắng đọng có, suy tư cũng có. Có được kết quả đó ngoài sự nỗ lực, cố gắng của bản thân tôi còn là những dìu dặt chỉ dạy tận tình của những thầy cô, đặc biệt là những thầy cô Khoa Phát thanh - Truyền hình đã rèn giũa tôi từng ngày để ngày một trưởng thành hơn qua từng tác phẩm báo chí được ra đời, không chỉ là những tác phẩm tham dự giải Báo chí Sóng trẻ mà còn nhiều tác phẩm báo chí khác.

PV: Là người tham gia giải thưởng qua nhiều năm, anh nhận thấy giải báo chí Sóng Trẻ năm nay có gì mới và đặc biệt so với các mùa giải trước?

Anh Công Bắc: Giải Báo chí Sóng trẻ năm này có nhiều điểm mới và sự đặc biệt. Quy mô giải mở rộng hơn với nhiều nhóm giải lần đầu tiên xuất hiện như: giải cho tác phẩm báo in, giải cho tác phẩm báo ảnh, giải cho tác phẩm phim,... Đây thực sự là một sân chơi lớn cho tất cả những sinh viên học báo chí và cả những sinh viên yêu thích và đam mê sáng tạo tác phẩm báo chí. Ngoài ra, dấu mốc 5 năm tổ chức giải cũng là điểm đặc biệt cần nói đến của giải Báo chí Sóng trẻ năm nay. Tôi nghĩ năm nay sẽ là một năm đột phá của giải Báo chí Sóng trẻ với nhiều tác phẩm chất lượng được đầu tư về nhiều mặt.

PV: Bằng những kinh nghiệm viết bài của mình và quá trình gắn bó qua các mùa giải anh có lời khuyên nào dành cho các bạn sinh viên về quá trình tác nghiệp cũng như các đề tài, góc nhìn có thể triển khai để tham gia mùa giải năm nay?

Anh Công Bắc: Tôi không gọi những điều mình sẽ chia sẻ sau đây là kinh nghiệm hay lời khuyên vì các bạn sinh viên báo chí rất năng động, rất sáng tạo, rất tài giải và còn có những có tính riêng mạnh, nên tôi chắc chắn một điều rằng các bạn sinh viên tham dự giải năm nay sẽ tạo ra được những tác phẩm báo chí chất lượng hơn nhiều năm trước.

Từ những gì mà tôi đã làm tôi mong rằng khi sáng tạo bất cứ một tác phẩm báo chí nào cũng cần phải đặt cái tâm và sự nhiệt huyết của mình vào trong tác phẩm. Mọi sự hời hợt hay cẩu thả đều là rào cản để một tác phẩm báo chí giá trị và chất lượng có thể ra đời. Hãy lựa chọn những đề tài gần gũi mình nhất, mình am hiểu nhất, “mổ xẻ”, “bóc tách” từng khía cạnh, góc nhìn kết hợp với những kỹ năng báo chí đã được học tập. Đây sẽ là nền tảng trang bị để bản thân mỗi sinh viên có thể tạo ra được cho mình những tác phẩm báo chí, trước hết khiến chính bản thân ưng ý sau là được đánh giá và nhìn nhận khả quan ở một cuộc thi.

PV: Cảm ơn anh vì những chia sẻ thú vị này, chúc anh luôn mạnh khỏe và thành công!

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN