Đảm bảo tính chân thật và giữ bí mật trên báo chí
(Sóng trẻ): Một trong những nguyên tắc cơ bản của báo chí à phải đảm bảo tính khách quan, chân thật. Nhưng làm báo là làm chính trị, không có báo chí phi chính trị, phi giai cấp. Vì vậy, tìm ra được sự thật, phản ánh đúng bản chất của sự thật đã khó nhưng phản ánh đúng sự thật mà vẫn giữ được sự bí mật lại càng khó hơn
Báo chí là phương tiện để phản ánh sự thật, phản ánh cuộc sống hiện thực và thông qua sự thật đó để thúc đẩy xã hội phát triển. Nếu thoát ly khỏi hiện thực, khỏi sự thật thì báo chí không có gì để phản ánh.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng cho rằng “Quần chúng luôn mong muốn những tác phẩm có nội dung chân thật và phong phú” nên người làm báo phải luôn viết rõ sự thật: việc đó ai làm, ở đâu, ngày tháng nào…, nếu chưa điều tra, chưa nghiên cứu, chưa biết rõ thì “chớ nói, chớ viết.” Thậm chí, để đảm bảo tính chân thật, khách quan của bài báo thì “sau khi viết rồi, phải xem đi xem lại ba, bốn lần. Nếu là một tài liệu quan trọng, phải xem đi xem lại chín, mười lần.” (1)
Nhưng làm báo là làm chính trị, không có báo chí phi chính trị, phi giai cấp. Vì vậy, tìm ra được sự thật, phản ánh đúng bản chất của sự thật đã khó nhưng phản ánh đúng sự thật mà vẫn giữ được sự bí mật lại càng khó hơn. Chúng ta đều biết rằng, muốn phá hoại ta về mọi mặt nên kẻ thù luôn dùng mọi thủ đoạn để có thể lấy được những văn kiện bí mật của ta về chính trị, kinh tế, quốc phòng, nại giao…Vì vậy, nếu không cẩn thận, báo chí sẽ vô tình giúp cho kẻ địch.
Người làm báo phải ý thức được rằng, có những sự kiện, sự việc có thể viết ra, cũng có những sự kiện, sự việc chưa thể hoặc không thể viết ra. Ví dụ như những thông tin về các hoạt động tình báo, thông tin về quân sự, quốc phòng, thông tin về đường đi nước bước của các vị lãnh tụ… đòi hỏi phải giữ bí mật tuyệt đối.
Hay những thông tin về hành vi phá án, về tên tuổi của những cán bộ trinh sát đang thực thi nhiệm vụ trong những vụ án còn đang điều tra, chưa có kết luận…hoặc những thông tin, báo cáo được ghi là “mật” hay những bí mật nghiệp vụ của khoa học hình sự, của quân sự….cũng không nên đưa. Thậm chí, những thông tin mang tính bảo mật trong kinh doanh của các các doanh nghiệp khi đưa cũng cần phải cân nhắc để không làm ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp. Nội dung Thông báo 106/TB-VPCP của Văn phòng Chính phủ (ngày 17/7/2006) nêu ý kiến của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: “Không đưa thông tin chưa được kiểm chứng, chưa được kết luận rõ ràng làm ảnh hưởng đến uy tín, thương hiệu và sự phát triển của doanh nghiệp”.
Một số vấn đề khác thuộc về sự nhạy cảm mà nếu không thận trọng thì khi báo, đài đưa tin sẽ làm tăng thêm tính chất phức tạp, gây sự bất lợi cho chúng ta. Ví dụ, vụ luật sư M.Li-be-ra-ti kiện Vietnam Airlines (VNA) tại Toà án Roma (Italia), việc một số báo đưa thông tin, phân tích, nêu bài học trong làm ăn với đối tác nước nài trên cơ sở nhận thức VNA đã thua kiện, trong khi chưa có phán quyết cuối cùng của Toà án có thẩm quyền đã gây bất lợi tới chiều hướng giải quyết vụ kiện, không có lợi cho phía Việt Nam, tác động tiêu cực đến nhiều mặt hoạt động của Tổng Công ty Hàng không Việt Nam.
Hay việc ông Bửu Huy - Phó Giám đốc Công ty xuất nhập khẩu nông sản, thực phẩm An Giang bị bắt giữ tại Bỉ do bị cáo buộc làm giả nhãn mác cá da trơn xuất khẩu sang Hoa Kỳ. Một số báo, đài trong nước khi đưa tin đã thiếu thận trọng, gây bất lợi cho ông Bửu Huy, làm ảnh hưởng đến việc xuất khẩu hàng Việt Nam sang Hoa Kỳ và các nước khác. Có báo còn đăng bài: “Ông Bửu Huy có thể bị phạt 5 năm tù” nêu sự việc, dẫn các tình tiết bất lợi cho cá nhân ông Bửu Huy và phía Việt Nam.
Một ví dụ khác, trong khi Bộ Thương mại, Hiệp hội da giầy Việt Nam và các cơ quan hữu quan đang đàm phán, đấu tranh với Uỷ ban châu Âu (EC) về "vụ kiện chống bán phá giá giầy có mũi da" vào thị trường khối này. Mục đích là tìm ra một giải pháp khác có thể chấp nhận được. Theo thoả thuận giữa hai bên, mọi nội dung và đề xuất đang trong quá trình đàm phán cần được bảo mật, không được công bố cho bất cứ phương tiện truyền thông nào. Tuy nhiên, một số báo in và một số báo điện tử, trang điện tử đã đăng tải thông tin "Việt Nam yêu cầu EC áp dụng hạn ngạch đối với giầy mũ da của Việt Nam". Điều này vừa vi phạm cam kết, vừa gây khó khăn cho quá trình đàm phán của phái đoàn ta.
Hồ Chủ Tịch từng nói: “Người thường ai cũng có cái ví đựng tiền. Nhà nào cũng có cửa, có buồng, có hòm, có khoá để phòng ngừa kẻ gian giảo, để giữ gìn của cải do mình khó nhọc làm ra. Giữ nhà phải cẩn thận như vậy. Giữ nước càng phải cẩn thận hơn.”(2)
Vì vậy, Người nhắc nhở người làm báo “phải chú ý giữ bí mật.” Người nhấn mạnh: “Những văn kiện bí mật của nhà nước quan hệ trực tiếp đến vận mạng của toàn dân, đến sự mất còn của dân tộc. Cho nên giữ bí mật là nhiệm vụ của toàn dân, đặc biệt là nhiệm vụ của cán bộ.”(3)
Nhưng thế nào là bí mật và làm thế nào để giữ sự bí mật đó? Đối với những văn bản, báo cáo có đóng dấu “mật” thì đơn giản hơn, song còn những thông tin khác thì để biết được những thông tin đó có cần bảo mật hay không và việc đưa thông tin đó có lộ bí mật hay không, có tốt cho dư luận hay không phụ thuộc rất nhiều vào sự nhạy cảm nghề nghiệp của mỗi một nhà báo.
Khi dấn thân vào nghiệp báo, mỗi người đều phải tự ý thức về nghề nghiệp và trách nhiệm xã hội của mình. Bên cạnh những điều được làm và không được làm mà mọi công dân đều phải chấp hành và chịu trách nhiệm trước pháp luật, người làm báo còn phải cân nhắc đến những điều nên làm và không nên làm vì lợi ích chung của cả dân tộc và đại bộ phận nhân dân. Chỉ cần một phút thiếu nhạy cảm, không những nhà báo nhiều khi phải trả giá bằng cả sinh mạng chính trị của mình mà xã hội phải bỏ ra thời gian gấp hàng trăm lần con số đó để chạy chữa.
Chân thật, khách quan trong khi đưa tin là điều kiện tiên quyết để có được niềm tin nơi độc giả, đồng thời cũng là nguyên tắc của nền báo chí chân chính. Song, không phải bất kỳ thông tin chân thật nào cũng đem lại một dư luận xã hội lành mạnh, đem lại sự ổn định lâu dài và phát triển bền vững của dân tộc. Luôn học hỏi, cầu thị tích luỹ kinh nghiệm, liên tục động não, cẩn trọng mỗi khi cầm bút…sẽ giúp cho nhà báo vừa phản ánh được sự thật lại vừa giữ được sự bí mật cần có.
Tài liệu tham khảo:
(1) Hồ Chí Minh toàn tập, tập 4 , NXB Sự thật, Hà Nội, 1984,
(2) Hồ chí minh toàn tập, tập 7, NXB Sự thật, 1987, trang 389
(3) Hồ Chí Minh toàn tập, tập 7, NXB Sự thật, Hà Nội, 1987
Báo chí là phương tiện để phản ánh sự thật, phản ánh cuộc sống hiện thực và thông qua sự thật đó để thúc đẩy xã hội phát triển. Nếu thoát ly khỏi hiện thực, khỏi sự thật thì báo chí không có gì để phản ánh.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng cho rằng “Quần chúng luôn mong muốn những tác phẩm có nội dung chân thật và phong phú” nên người làm báo phải luôn viết rõ sự thật: việc đó ai làm, ở đâu, ngày tháng nào…, nếu chưa điều tra, chưa nghiên cứu, chưa biết rõ thì “chớ nói, chớ viết.” Thậm chí, để đảm bảo tính chân thật, khách quan của bài báo thì “sau khi viết rồi, phải xem đi xem lại ba, bốn lần. Nếu là một tài liệu quan trọng, phải xem đi xem lại chín, mười lần.” (1)
Nhưng làm báo là làm chính trị, không có báo chí phi chính trị, phi giai cấp. Vì vậy, tìm ra được sự thật, phản ánh đúng bản chất của sự thật đã khó nhưng phản ánh đúng sự thật mà vẫn giữ được sự bí mật lại càng khó hơn. Chúng ta đều biết rằng, muốn phá hoại ta về mọi mặt nên kẻ thù luôn dùng mọi thủ đoạn để có thể lấy được những văn kiện bí mật của ta về chính trị, kinh tế, quốc phòng, nại giao…Vì vậy, nếu không cẩn thận, báo chí sẽ vô tình giúp cho kẻ địch.
Người làm báo phải ý thức được rằng, có những sự kiện, sự việc có thể viết ra, cũng có những sự kiện, sự việc chưa thể hoặc không thể viết ra. Ví dụ như những thông tin về các hoạt động tình báo, thông tin về quân sự, quốc phòng, thông tin về đường đi nước bước của các vị lãnh tụ… đòi hỏi phải giữ bí mật tuyệt đối.
Hay những thông tin về hành vi phá án, về tên tuổi của những cán bộ trinh sát đang thực thi nhiệm vụ trong những vụ án còn đang điều tra, chưa có kết luận…hoặc những thông tin, báo cáo được ghi là “mật” hay những bí mật nghiệp vụ của khoa học hình sự, của quân sự….cũng không nên đưa. Thậm chí, những thông tin mang tính bảo mật trong kinh doanh của các các doanh nghiệp khi đưa cũng cần phải cân nhắc để không làm ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp. Nội dung Thông báo 106/TB-VPCP của Văn phòng Chính phủ (ngày 17/7/2006) nêu ý kiến của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: “Không đưa thông tin chưa được kiểm chứng, chưa được kết luận rõ ràng làm ảnh hưởng đến uy tín, thương hiệu và sự phát triển của doanh nghiệp”.
Một số vấn đề khác thuộc về sự nhạy cảm mà nếu không thận trọng thì khi báo, đài đưa tin sẽ làm tăng thêm tính chất phức tạp, gây sự bất lợi cho chúng ta. Ví dụ, vụ luật sư M.Li-be-ra-ti kiện Vietnam Airlines (VNA) tại Toà án Roma (Italia), việc một số báo đưa thông tin, phân tích, nêu bài học trong làm ăn với đối tác nước nài trên cơ sở nhận thức VNA đã thua kiện, trong khi chưa có phán quyết cuối cùng của Toà án có thẩm quyền đã gây bất lợi tới chiều hướng giải quyết vụ kiện, không có lợi cho phía Việt Nam, tác động tiêu cực đến nhiều mặt hoạt động của Tổng Công ty Hàng không Việt Nam.
Hay việc ông Bửu Huy - Phó Giám đốc Công ty xuất nhập khẩu nông sản, thực phẩm An Giang bị bắt giữ tại Bỉ do bị cáo buộc làm giả nhãn mác cá da trơn xuất khẩu sang Hoa Kỳ. Một số báo, đài trong nước khi đưa tin đã thiếu thận trọng, gây bất lợi cho ông Bửu Huy, làm ảnh hưởng đến việc xuất khẩu hàng Việt Nam sang Hoa Kỳ và các nước khác. Có báo còn đăng bài: “Ông Bửu Huy có thể bị phạt 5 năm tù” nêu sự việc, dẫn các tình tiết bất lợi cho cá nhân ông Bửu Huy và phía Việt Nam.
Một ví dụ khác, trong khi Bộ Thương mại, Hiệp hội da giầy Việt Nam và các cơ quan hữu quan đang đàm phán, đấu tranh với Uỷ ban châu Âu (EC) về "vụ kiện chống bán phá giá giầy có mũi da" vào thị trường khối này. Mục đích là tìm ra một giải pháp khác có thể chấp nhận được. Theo thoả thuận giữa hai bên, mọi nội dung và đề xuất đang trong quá trình đàm phán cần được bảo mật, không được công bố cho bất cứ phương tiện truyền thông nào. Tuy nhiên, một số báo in và một số báo điện tử, trang điện tử đã đăng tải thông tin "Việt Nam yêu cầu EC áp dụng hạn ngạch đối với giầy mũ da của Việt Nam". Điều này vừa vi phạm cam kết, vừa gây khó khăn cho quá trình đàm phán của phái đoàn ta.
Hồ Chủ Tịch từng nói: “Người thường ai cũng có cái ví đựng tiền. Nhà nào cũng có cửa, có buồng, có hòm, có khoá để phòng ngừa kẻ gian giảo, để giữ gìn của cải do mình khó nhọc làm ra. Giữ nhà phải cẩn thận như vậy. Giữ nước càng phải cẩn thận hơn.”(2)
Vì vậy, Người nhắc nhở người làm báo “phải chú ý giữ bí mật.” Người nhấn mạnh: “Những văn kiện bí mật của nhà nước quan hệ trực tiếp đến vận mạng của toàn dân, đến sự mất còn của dân tộc. Cho nên giữ bí mật là nhiệm vụ của toàn dân, đặc biệt là nhiệm vụ của cán bộ.”(3)
Nhưng thế nào là bí mật và làm thế nào để giữ sự bí mật đó? Đối với những văn bản, báo cáo có đóng dấu “mật” thì đơn giản hơn, song còn những thông tin khác thì để biết được những thông tin đó có cần bảo mật hay không và việc đưa thông tin đó có lộ bí mật hay không, có tốt cho dư luận hay không phụ thuộc rất nhiều vào sự nhạy cảm nghề nghiệp của mỗi một nhà báo.
Khi dấn thân vào nghiệp báo, mỗi người đều phải tự ý thức về nghề nghiệp và trách nhiệm xã hội của mình. Bên cạnh những điều được làm và không được làm mà mọi công dân đều phải chấp hành và chịu trách nhiệm trước pháp luật, người làm báo còn phải cân nhắc đến những điều nên làm và không nên làm vì lợi ích chung của cả dân tộc và đại bộ phận nhân dân. Chỉ cần một phút thiếu nhạy cảm, không những nhà báo nhiều khi phải trả giá bằng cả sinh mạng chính trị của mình mà xã hội phải bỏ ra thời gian gấp hàng trăm lần con số đó để chạy chữa.
Chân thật, khách quan trong khi đưa tin là điều kiện tiên quyết để có được niềm tin nơi độc giả, đồng thời cũng là nguyên tắc của nền báo chí chân chính. Song, không phải bất kỳ thông tin chân thật nào cũng đem lại một dư luận xã hội lành mạnh, đem lại sự ổn định lâu dài và phát triển bền vững của dân tộc. Luôn học hỏi, cầu thị tích luỹ kinh nghiệm, liên tục động não, cẩn trọng mỗi khi cầm bút…sẽ giúp cho nhà báo vừa phản ánh được sự thật lại vừa giữ được sự bí mật cần có.
Ths Trường Giang
Khoa Phát thanh - Truyền hình
Khoa Phát thanh - Truyền hình
Tài liệu tham khảo:
(1) Hồ Chí Minh toàn tập, tập 4 , NXB Sự thật, Hà Nội, 1984,
(2) Hồ chí minh toàn tập, tập 7, NXB Sự thật, 1987, trang 389
(3) Hồ Chí Minh toàn tập, tập 7, NXB Sự thật, Hà Nội, 1987
Cùng chuyên mục
Bình luận