“Ai ở đâu thì hãy ở yên đấy và sẵn sàng chiến đấu nếu Corona tìm đến”

(Sóng trẻ) - Đó là lời nhắn của cô Hồng Trần gửi đến con trai hiện đang là du học sinh tại Vương quốc Anh. Giữa thời điểm dịch COVID-19 bùng phát tại một số nước châu Âu, lời nhắn gửi của cô có ý nghĩa rất đặc biệt, mong con hãy bình tĩnh, tin tưởng và chuẩn bị cho mình một tâm thế thật sẵn sàng.

Theo số liệu tính đến 7h30 sáng 19/3/2020, tại Anh đã ghi nhận 2.626 ca mắc COVID-19 trong đó có 104 ca tử vọng. Con số này được dự báo còn tăng nhanh trong những ngày tới.

6b9153f75_0123890_2829374380473064_7737120280773918720_o.jpg
Số liệu thống kê tính đến 7h30 ngày 19/3/2020

Gần đây, người dân trên toàn thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang từng giờ theo dõi diễn biến của dịch bệnh và những động thái của các quốc gia nhằm ngăn chặn sự lây lan của COVID-19. Lo lắng và bất an hơn cả là những phụ huynh có con đang sinh sống và học tập tại các nước châu Âu, những người được ví như “mắc kẹt” giữa vùng dịch.

Mắc kẹt tại Vương quốc Anh

Nottingham Trent University đã cho sinh viên nghỉ sau khi ghi nhận trường hợp đầu tiên mắc COVID-19. Hoàng Anh Trang – du học sinh Việt Nam đang học tập tại đây cho biết, cô đã ở trong ký túc xá từ hôm được nghỉ học, không dám bước ra khỏi phòng: “Từ hôm phát hiện trường có ca đầu tiên nhiễm virus corona, mình đã cố thủ trong phòng, sử dụng những đồ ăn có sẵn, chỉ ra nài khi thực sự cần thiết để hạn chế dịch bệnh lây lan”.

6b9153f75_2..jpg
Quảng trường Trafalgar ở thủ đô London vắng vẻ trong sáng 13-3 - Ảnh: REUTERS

Sống trong khu vực COVID-19 đang có nguy cơ bùng phát, Anh Trang không tránh khỏi lo lắng. Khu vực ký túc xá trước đây đông đúc, nhộn nhịp là thế nhưng hiện nay đã trở nên vắng vẻ vì du học sinh về quê tránh dịch, chỉ còn một số ít “mắc kẹt” tại đây.

Chia sẻ về quyết định về Việt Nam hay ở lại, Trang tâm sự: “Nếu về bây giờ, mình sẽ bị lỡ dở rất nhiều thứ, quan trọng nhất là tình hình tại sân bay. Lúc này ở Anh, sân bay như một ổ dịch. Mình không thể chắc chắn rằng nếu ra về mình có bị lây nhiễm khi làm thủ tục ở sân bay hay không”.

Mỗi ngày cập nhật số ca nhiễm bệnh đều tăng, không thể ra nài để mua khẩu trang, nước rửa tay khô hay nhu yếu phẩm cần thiết là những khó khăn mà cô bạn đang phải trải qua trong thời gian này. Với Trang, cô đã rơi vào tình thế “tiến thoái lưỡng nan”, đi cũng không được mà ở cũng không xong.

Nỗi lòng cha mẹ tại quê nhà

Anh Trang chỉ là một trong số rất nhiều những trường hợp du học sinh đang mắc kẹt tại một số nước châu Âu có dịch. Có con đi học xa nhà, lại đang phải một mình chống chọi với dịch bệnh, nhiều phụ huynh không tránh khỏi sự lo lắng, bất an.

Một số gia đình đã mua vé cho con trở về Việt Nam ngay khi có phát hiện trường hợp lây nhiễm cộng đồng với suy nghĩ “Chỉ cần con an toàn là được. Về đây nếu chẳng may bị nhiễm, vẫn có bố, có mẹ, có gia đình”.

Anh Trang kể: “Bố mẹ mình ở Việt Nam rất lo lắng, gọi điện hỏi thăm mình thường xuyên. Còn việc về hay ở, bố mẹ cho mình tự quyết định. Chắc mình sẽ ở lại, bây giờ về cũng không kịp nữa rồi”.

Cũng có con đang học cấp 3 tại Exeter, Vương quốc Anh, cô Hồng Trần lại có cách động viên con rất đặc biệt. Chia sẻ trên trang facebook cá nhân, cô viết: “Điện thoại cho con trai hỏi tình hình, con nói bên này mọi thứ vẫn ổn, con khoẻ và vẫn đi học bình thường. Có thể tuần tới sẽ học online.

"Mẹ dặn con giữ gìn sức khoẻ, thể thao hàng ngày, ăn uống đủ chất, mua thêm vitamin uống tăng cường sức đề kháng. Một điều lạ là, hai mẹ con tuyệt nhiên không thảo luận xem con có nên về hay không? Mặc định là con ở lại và tự chủ trong việc phòng chống dịch. Phương châm luôn là “Ai ở đâu thì hãy ở yên đấy” và sẵn sàng chiến đấu nếu ả ấy tìm đến”.

“Mình tin tưởng Chính phủ Anh sẽ đẩy lùi được dịch bệnh, tình hình sẽ khả quan hơn”, lựa chọn ở lại, Anh Trang rất tự tin với quyết định của mình và tin vào sự lãnh đạo của Chính Phủ.

Lo lắng, bất an là tâm thế chung của những phụ huynh có con đang học tập tại các nước châu Âu. Song, mỗi gia đình lại có một cách động viên con khác nhau, giúp các bạn vững tâm hơn, bình tĩnh hơn giữa lúc dịch bệnh đang có diễn biến phức tạp. Nếu không thể về nước, các du học sinh Việt Nam chỉ còn cách tự biết chăm sóc bản thân, và tuân theo chỉ định về y tế của chính phủ nước bạn.

Phương Qúy

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN