Ấn Độ chuyển hệ thống đường sắt thành các bệnh viện dã chiến để chống dịch COVID - 19

(Sóng trẻ) - Ấn Độ đang chuẩn bị sẵn sàng đối phó với sự gia tăng gia tăng đột biến các ca nhiễm mới trong đại dịch COVID-19, bằng cách khai thác một “nguồn tài nguyên bất thường” đó là các đoàn tàu. Ấn Độ là nơi có mạng lưới đường sắt lớn thứ tư thế giới.

Ấn Độ đã cho ngừng hoạt động trên các tuyến đường sắt sau khi ban hành lệnh giãn cách xã hội vào ngày 25/3. Tính đến ngày 8/4, Ấn Độ ghi nhận có 4643 ca nhiễm virus và 149 ca tử vong, con số này đang tăng lên do sự lây lan nhanh chóng của virus SARS – CoV - 2.

82b3926a1_0904_a.jpg

Hệ thống đường sắt Ấn Độ là nguồn hi vọng giảm bớt gánh nặng cho các bệnh viện 

Rajesh Bajpai – Giám đốc cấp cao trong ban Quản trị đường sắt Ấn Độ cho biết: 5000 toa tàu được chuyển thành các phòng cách ly với khoảng 40 nghìn giường bệnh. 

Phần lớn hệ thống đường sắt Ấn Độ được xây dựng dưới thời cai trị của Anh, nó là hệ thống giao thông công cộng chính ở Ấn Độ. Hệ thống đường sắt Ấn Độ vận chuyển 23 triệu hành khách mỗi ngày với 12000 xe lửa, tổng chiều dài của hệ thống đường sắt này lên tới 65000km (40389 dặm) nối từ thành thị đến những vùng xa xôi của Ấn Độ.

Ông Bajpai nói thêm rằng: Việc chuyển các hệ thống đường sắt thành bệnh viện dã chiến không có gì lạ đối với ngành đường sắt, Ấn Độ hoàn toàn có thể chuyển hệ thống xe lửa thành bệnh viện dã chiến với đầy đủ hệ thống các phòng ăn, nhà bếp và vật dụng y tế.

82b3926a1_0904_b.jpg

Ấn Độ đã cho ngừng hoạt động hệ thống đường sắt

Ấn Độ đã biến tất cả các không gian của trung tâm thể thao, sân vận động, khách sạn, khu nghỉ dưỡng thành trung tâm cách ly. Nhưng các quan chức lo ngại họ sẽ hết chỗ khi đất nước có thêm nhiều ca nhiễm mới.

Tại Dharavi của Munbai – một khu ổ chuột ngổn ngang, các quan chức đã phong tỏa và cách ly 300 người sống tại đây sau khi đất nước này ghi nhận có trường hợp dương tính với virus SARS – Cov – 2.

Một câu hỏi đặt ra cho Ấn Độ: Nếu các trường hợp có nguy cơ cao hoặc có triệu chứng nhiễm virus thì họ sẽ được cách ly ở đâu?

Ông Bajpai cho biết: “Chuyển hệ thống đường sắt thành bệnh viện dã chiến là một câu trả lời thỏa đáng, các bệnh dã chiến này sẽ được sử dụng khi giường trong các trung tâm kiểm dịch và các khu cách ly hiện có được lấp đầy".

82b3926a1_0904_c.jpg

Phải mất 3 ngày để biến 1 toa tàu thành một phòng cách ly

Mỗi phòng cách ly tại bệnh viện dã chiến này sẽ có đầy đủ các thiết bị, vật dụng cần thiết bao gồm: nhà vệ sinh; phòng tắm; bình cung cấp oxi; thùng rác; lưới chống muỗi; móc áo … hoặc sẽ được thay thế bằng những vật dụng tối ưu hơn. Các cabin sẽ được chuyển thành nơi cất giữ các thiết bị y tế.

82b3926a1_0904_d.jpg

Các nhân viên của Công ty Đường sắt đang chuẩn bị cho các khu cách ly

Ông Bajpai cho biết thêm: tất cả các khu cách ly sẽ được cung cấp điện nước thường xuyên. Các khu cách ly như thế đang được chuẩn bị ở 130 địa điểm khác nhau trên cả nước. “Điều đáng lo là mùa hè ở Ấn Độ đã bắt đầu, vào thời điểm này nhiệt độ thường xuyên vượt quá 40 độ C, và các phòng cách ly không có điều hoà”, ông nói thêm. 

“Bệnh nhân sẽ rất khó chịu. Các bác sĩ và y tá sẽ thấy rất khó khăn trong việc mặc đồ bảo hộ", ông Vivek Sahai - Cựu chủ tịch của hội đồng quản trị đường sắt nói.

Ông nói thêm: “Tôi mong rằng chúng tôi sẽ giúp đất nước đẩy lùi được đại dịch COVID – 19".

Khi các bệnh viện dã chiến đã được thành lập, thì điều mà các quan chức Ấn Độ lo ngại là việc thiếu nhân viên y tế sau khi 3 bệnh viện đã bị phong tỏa vì đội ngũ nhân viên có kết quả xét nghiệm dương tính với virus corona.

Bác sĩ Sumit Sengupta - Bác sĩ chuyên khoa phổi nói rằng: chúng tôi cần thêm hàng ngàn bác sĩ và y tá để chung tay chống virus SARS – CoV - 2.

Kim Duyên (theo BBC)

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN