Ăn uống ở vỉa hè: Có nên không?
(Sóng Trẻ) - Phố Trần Bình, quận Cầu Giấy (Hà Nội) vào tầm trưa bụi cát bay mù mịt, người và xe đi lại tấp nập, nhưng bên lề đường không khi nào vắng bóng hàng cơm, cháo, hàng bún chả,... Hàng nào hàng nấy đông nghịt người.
Cô chủ hàng tay bốc bún, tay rửa bát không nghỉ, cả gánh hàng mà chỉ có mỗi xô nước nhìn... bẩn bẩn, thực khách vẫn ăn bình thản mà không bận tâm đến nhiễm khuẩn, an toàn thực phẩm…
“Văn hóa” ăn uống nơi vỉa hè
Điểm đến hấp dẫn!
Trước cổng Bệnh viện 19-8 vào giờ trưa chẳng khác gì cái... chợ. Người dân lao động, người nhà bệnh nhân, bệnh nhân của bệnh viện đổ xô ra đường tìm hàng ăn. Người đi kẻ lại, quang gánh rồng rắn khiến cho con phố trở nên lộn xộn khác thường. Trên vỉa hè có đủ các mặt hàng, từ cơm hộp, cháo lòng, cháo gà, bún cua, bún ốc, trứng vịt lộn, nem rán,... đến hàng “mít” tươi nn, mặt hàng phong phú muốn gì có nấy.
Hàng “cơm hộp di động” trông thấy mà... hãi. Bà chủ cơm hộp đặt chiếc làn đựng thức ăn phịch xuống đất nham nhở gạch, bụi bẩn, vừa ngồi xuống, chưa kịp cởi bỏ đồ đạc lỉnh kỉnh mà thực khách đã vây kín. Cơm đựng trong thùng nhựa, thức ăn cho vào chiếc làn nhựa, khách ăn thứ gì thì gắp thứ đó cho vào hộp, khách ăn nn lành mà không cần quan tâm đến nguy cơ nhiễm khuẩn.
Chị Thảo (Đại học Thương Mại) cho biết: “Mỗi trưa đi học về qua đây nhìn thấy người ta bán cơm, bán cháo, nướng thịt trên nền bẩn nham nhở gạch, cô chủ hàng bốc bún tay trần rồi lại chùi vội vào chiếc giẻ đen ngòm, bốc rau sống cho khách, lại quay ra rửa bát... mà thấy sợ!”.
Ăn đi thôi!
Chợ tạm trên phố Phùng Hưng, trước viện Quân y 103 cũng chẳng khác là mấy, thực khách vẫn ăn nn lành mặc kệ bụi mù mịt. Khách gọi ới...ời, chị chủ hàng tay trần, một tay cầm chả nem đẫm mỡ, tay kia cầm kéo cắt “xoẹt” cho vào đĩa, bốc rau, bốc giò đưa cho khách, rồi lại chụm lửa, lại cuốn nem sống cho vào chảo, .... Liệu như thế đã đủ để thấy mấy hàng rong này mất vệ sinh?
Chị V. bán bún, phở ở vỉa hè trước cổng bệnh viện Quân y 103 cho biết: “Khách chẳng yêu cầu mọi thứ phải sạch sẽ, bán rong thế này lấy đâu ra nước, cũng vì cuộc sống mưu sinh nên phải thế thôi”.
Anh Hoàng (người nhà bệnh nhân) chia sẻ: “Nhìn thấy người ta làm trước mắt, biết là không hợp vệ sinh nhưng cũng đành phải ăn, mình từ quê ra đây không quen biết ai, không thể tự nấu được”.
Một bên là thực khách ăn uống, một bên là cô lao công đang quét rác, chỗ gửi xe lên xuống tấp nập, đường đầy bụi bẩn, người và xe qua lại càng lúc càng đông... Cảnh đó cứ tái diễn hết ngày này qua ngày khác.
Ăn uống trong chợ... không thua kém!
Bữa ăn lý tưởng
Ngay từ đầu cổng chợ Xanh, đường Xuân Thủy (Hà Nội), hàng ô mai, kem cốc, hàng nem rán đã thu hút không ít giới trẻ. Nhìn cốc kem, rồi nem rán… thật hấp dẫn nhưng nếu để ý bằng mắt thường cũng thấy bụi bẩn bám vào cốc kem, que nem rán, chảo mỡ đen ngòm, trên đường người người đi lại bụi bặm. Đi sâu vào trong, hàng bún chả ngồi ngay bên lề, xe cộ đi lại mà không thấy che đậy gì, vài con ruồi bay quanh thúng bún, đĩa thịt nhưng vẫn không làm cho khách hàng từ bỏ mấy món ăn này.
Lề đường bên này là hàng hoa quả, nhìn đĩa xoài ướp cay đỏ trông có vẻ nn miệng nhưng không thể không nghi ngờ về chất lượng vệ sinh. Rồi hàng chè thập cẩm, trà sữa trân châu, sữa chua nếp cẩm...vẫn đông khách như thường, phần đông là sinh viên của các trường Đại học Sư phạm, Đại học Quốc gia Hà Nội, Cao đẳng Sư phạm TW,...Tôi để ý thấy cô chủ hàng rửa cốc, tay cầm luôn một lúc năm chiếc, nhúng vào xô nước nhựa rồi tráng qua cho vào rổ, phút chốc lại lấy ra làm chè cho khách, cốc chè nhìn vẫn rất nn lành.
Gặp hai nữ sinh viên mặc áo đồng phục của trường “Đại học Quốc gia Hà Nội” ngồi ở hàng chè, hai chị cho biết: “Sữa chua nếp cẩm ở hàng này nn lắm, mỗi lần vào chợ bọn tôi đều ăn chè ở hàng này”. Khi được hỏi về chất lượng vệ sinh tôi chỉ nhận được nụ cười và cái lắc đầu nhè nhẹ rồi quay đi.
Nguy cơ nhiểm khuẩn luôn rình rập
Từ thực tế đáng lo ngại đó, không ai dám chắc vi khuẩn không xâm nhập vào cơ quan tiêu hóa của các thực khách. Không ai kiểm soát được “đầu vào” của thực phẩm khi nó vào tay những người kinh doanh dịch vụ ăn uống đường phố. Nếu là thực phẩm ôi thiu, nhiểm khuẩn thì sao? Đấy là chưa kể đến khâu chế biến. Trong điều kiện tạm bợ, rất có thể việc sơ chế chỉ được làm qua loa đó là điều không tránh khỏi.
Ngay cả khi hộp cơm bụi hay bát bún được đưa đến tay thực khách rồi, bằng mắt thường vẫn có thể nhìn thấy nguy cơ nhiễm khuẩn là rất cao. Đó là việc người bán hàng không đeo găng tay khi lấy thức ăn, nài đường phố khói bụi bay đầy trong khi đó thức ăn lại không được che đậy.
Chị Hà (Đại học dân lập Đông Đô) cho biết: “Lần trước đi ăn bún đậu mắm tôm cùng với bạn trên đường Hồ Tùng Mậu, đứa nào cũng tấm tắc khen nn, còn hẹn lần sau đi nữa, ai dè tối về đau bụng, cả đêm không ngủ được, hỏi mấy đứa bạn đứa nào cũng kêu trời, tự bảo nhau từ nay...chừa”.
Rửa bát thật đơn giản
Vẫn biết là hàng rong vỉa hè có nhiều cái tiện lợi, giá rẻ, phong phú, nhiều sự lựa chọn, song vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm thì cần phải xem xét. Hiện nay nguy cơ ngộ độc thực phẩm do ăn phải những thức ăn không hợp vệ sinh khá phổ biến, đã có nhiều trường hợp dẫn đến tử vong, vì thế không thể vì lợi nhuận của cá nhân mà không cần đếm xỉa gì đến sức khỏe của khách hàng.
Cô chủ hàng tay bốc bún, tay rửa bát không nghỉ, cả gánh hàng mà chỉ có mỗi xô nước nhìn... bẩn bẩn, thực khách vẫn ăn bình thản mà không bận tâm đến nhiễm khuẩn, an toàn thực phẩm…
“Văn hóa” ăn uống nơi vỉa hè
Điểm đến hấp dẫn!
Trước cổng Bệnh viện 19-8 vào giờ trưa chẳng khác gì cái... chợ. Người dân lao động, người nhà bệnh nhân, bệnh nhân của bệnh viện đổ xô ra đường tìm hàng ăn. Người đi kẻ lại, quang gánh rồng rắn khiến cho con phố trở nên lộn xộn khác thường. Trên vỉa hè có đủ các mặt hàng, từ cơm hộp, cháo lòng, cháo gà, bún cua, bún ốc, trứng vịt lộn, nem rán,... đến hàng “mít” tươi nn, mặt hàng phong phú muốn gì có nấy.
Hàng “cơm hộp di động” trông thấy mà... hãi. Bà chủ cơm hộp đặt chiếc làn đựng thức ăn phịch xuống đất nham nhở gạch, bụi bẩn, vừa ngồi xuống, chưa kịp cởi bỏ đồ đạc lỉnh kỉnh mà thực khách đã vây kín. Cơm đựng trong thùng nhựa, thức ăn cho vào chiếc làn nhựa, khách ăn thứ gì thì gắp thứ đó cho vào hộp, khách ăn nn lành mà không cần quan tâm đến nguy cơ nhiễm khuẩn.
Chị Thảo (Đại học Thương Mại) cho biết: “Mỗi trưa đi học về qua đây nhìn thấy người ta bán cơm, bán cháo, nướng thịt trên nền bẩn nham nhở gạch, cô chủ hàng bốc bún tay trần rồi lại chùi vội vào chiếc giẻ đen ngòm, bốc rau sống cho khách, lại quay ra rửa bát... mà thấy sợ!”.
Ăn đi thôi!
Chợ tạm trên phố Phùng Hưng, trước viện Quân y 103 cũng chẳng khác là mấy, thực khách vẫn ăn nn lành mặc kệ bụi mù mịt. Khách gọi ới...ời, chị chủ hàng tay trần, một tay cầm chả nem đẫm mỡ, tay kia cầm kéo cắt “xoẹt” cho vào đĩa, bốc rau, bốc giò đưa cho khách, rồi lại chụm lửa, lại cuốn nem sống cho vào chảo, .... Liệu như thế đã đủ để thấy mấy hàng rong này mất vệ sinh?
Chị V. bán bún, phở ở vỉa hè trước cổng bệnh viện Quân y 103 cho biết: “Khách chẳng yêu cầu mọi thứ phải sạch sẽ, bán rong thế này lấy đâu ra nước, cũng vì cuộc sống mưu sinh nên phải thế thôi”.
Anh Hoàng (người nhà bệnh nhân) chia sẻ: “Nhìn thấy người ta làm trước mắt, biết là không hợp vệ sinh nhưng cũng đành phải ăn, mình từ quê ra đây không quen biết ai, không thể tự nấu được”.
Một bên là thực khách ăn uống, một bên là cô lao công đang quét rác, chỗ gửi xe lên xuống tấp nập, đường đầy bụi bẩn, người và xe qua lại càng lúc càng đông... Cảnh đó cứ tái diễn hết ngày này qua ngày khác.
Ăn uống trong chợ... không thua kém!
Bữa ăn lý tưởng
Ngay từ đầu cổng chợ Xanh, đường Xuân Thủy (Hà Nội), hàng ô mai, kem cốc, hàng nem rán đã thu hút không ít giới trẻ. Nhìn cốc kem, rồi nem rán… thật hấp dẫn nhưng nếu để ý bằng mắt thường cũng thấy bụi bẩn bám vào cốc kem, que nem rán, chảo mỡ đen ngòm, trên đường người người đi lại bụi bặm. Đi sâu vào trong, hàng bún chả ngồi ngay bên lề, xe cộ đi lại mà không thấy che đậy gì, vài con ruồi bay quanh thúng bún, đĩa thịt nhưng vẫn không làm cho khách hàng từ bỏ mấy món ăn này.
Lề đường bên này là hàng hoa quả, nhìn đĩa xoài ướp cay đỏ trông có vẻ nn miệng nhưng không thể không nghi ngờ về chất lượng vệ sinh. Rồi hàng chè thập cẩm, trà sữa trân châu, sữa chua nếp cẩm...vẫn đông khách như thường, phần đông là sinh viên của các trường Đại học Sư phạm, Đại học Quốc gia Hà Nội, Cao đẳng Sư phạm TW,...Tôi để ý thấy cô chủ hàng rửa cốc, tay cầm luôn một lúc năm chiếc, nhúng vào xô nước nhựa rồi tráng qua cho vào rổ, phút chốc lại lấy ra làm chè cho khách, cốc chè nhìn vẫn rất nn lành.
Gặp hai nữ sinh viên mặc áo đồng phục của trường “Đại học Quốc gia Hà Nội” ngồi ở hàng chè, hai chị cho biết: “Sữa chua nếp cẩm ở hàng này nn lắm, mỗi lần vào chợ bọn tôi đều ăn chè ở hàng này”. Khi được hỏi về chất lượng vệ sinh tôi chỉ nhận được nụ cười và cái lắc đầu nhè nhẹ rồi quay đi.
Nguy cơ nhiểm khuẩn luôn rình rập
Từ thực tế đáng lo ngại đó, không ai dám chắc vi khuẩn không xâm nhập vào cơ quan tiêu hóa của các thực khách. Không ai kiểm soát được “đầu vào” của thực phẩm khi nó vào tay những người kinh doanh dịch vụ ăn uống đường phố. Nếu là thực phẩm ôi thiu, nhiểm khuẩn thì sao? Đấy là chưa kể đến khâu chế biến. Trong điều kiện tạm bợ, rất có thể việc sơ chế chỉ được làm qua loa đó là điều không tránh khỏi.
Ngay cả khi hộp cơm bụi hay bát bún được đưa đến tay thực khách rồi, bằng mắt thường vẫn có thể nhìn thấy nguy cơ nhiễm khuẩn là rất cao. Đó là việc người bán hàng không đeo găng tay khi lấy thức ăn, nài đường phố khói bụi bay đầy trong khi đó thức ăn lại không được che đậy.
Chị Hà (Đại học dân lập Đông Đô) cho biết: “Lần trước đi ăn bún đậu mắm tôm cùng với bạn trên đường Hồ Tùng Mậu, đứa nào cũng tấm tắc khen nn, còn hẹn lần sau đi nữa, ai dè tối về đau bụng, cả đêm không ngủ được, hỏi mấy đứa bạn đứa nào cũng kêu trời, tự bảo nhau từ nay...chừa”.
Rửa bát thật đơn giản
Vẫn biết là hàng rong vỉa hè có nhiều cái tiện lợi, giá rẻ, phong phú, nhiều sự lựa chọn, song vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm thì cần phải xem xét. Hiện nay nguy cơ ngộ độc thực phẩm do ăn phải những thức ăn không hợp vệ sinh khá phổ biến, đã có nhiều trường hợp dẫn đến tử vong, vì thế không thể vì lợi nhuận của cá nhân mà không cần đếm xỉa gì đến sức khỏe của khách hàng.
Hồ Thị Thanh Lan
Lớp báo mạng K29
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Lớp báo mạng K29
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Cùng chuyên mục
Bình luận