Báo chí điều tra – Khó khăn và thách thức

(Sóng trẻ) - Vì sao nhà báo ngại điều tra? Câu hỏi lớn đang đặt ra đối với hoạt động báo chí. Dù là thể loại trọng yếu để phơi bày những sự thật, góc khuất trong xã hội. Thế nhưng, trong 5 năm trở lại đây, các bài báo điều tra đang có xu hướng ít đi.

Rủi ro từ điều tra “nhập vai”

Có một biện pháp mà phóng viên thường sử dụng trong điều tra là hình thức điều tra “nhập vai” hay còn gọi là “hóa thân nhân vật (undercover reporting)”. Nghĩa là chính phóng viên, nhà báo đóng vai là người trong cuộc, trực tiếp tiếp cận và ghi nhận thông tin. 

Trong loạt bài điều tra về cách làm trà bẩn, hệ thống sản xuất, chế biến, phân phối và tiêu thụ trà bẩn ở tỉnh Lâm Đồng tháng 8/2013 trên báo Lamdonnline. Để hoàn thành được tác phẩm điều tra này, nhóm phóng viên đã phải dày công thâm nhập và tiếp cận với đối tượng cần điều tra. Phải bám theo từng ngày, theo dõi sát sao mọi hoạt động từ trong ra nài của xưởng sản xuất trà bẩn, còn phải đóng giả làm công nhân, làm lái xe, làm người mua hàng hay bất cứ “vai” nào khi cần thiết để thu thập các bằng chứng xác thực. Với sự “giả dạng” này, họ phải đối mặt với rất nhiều mối nguy hiểm luôn rình rập xung quanh. Nếu không may sơ hở và bị phát hiện thì không chỉ bị uy hiếp, phá hỏng phương tiện tác nghiệp như máy ảnh, điện thoại, máy quay…mà trầm trọng hơn, không ít người còn bị đe dọa đến tính mạng và thậm chí bị đánh đập hết sức dã man, thậm chí còn ảnh hưởng đến người thân trong gia đình họ. Nhiều phóng viên bị trả thù thẳng tay do viết bài chống tiêu cực. 

Những tình huống kể trên, trong thực tế, xảy ra không hề ít. Nhà báo không có bất cứ đặc quyền trong quá trình điều tra, cũng không được bảo vệ bởi lực lượng nào. Sức mạnh của ngòi bút rất lớn, nhưng không thể bảo vệ họ trước các thế lực đen tối.


f5bfa86c4_anh_1.jpg

Tình trạng phóng viên bị hành hung

Để bảo vệ quyền lợi của phóng viên điều tra, nhiều tờ báo đã dần xây dựng những nguyên tắc cứng về tác nghiệp, tuy nhiên, rủi ro vẫn rất cao. Nếu may mắn, có thể đưa lại một tác phẩm điều tra thành công và tạo dựng uy tín cho nhà báo. Nhưng sự “nhập vai” đôi khi lại phản tác dụng và làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến người điều tra, nhất là khi luật pháp chưa có sự phân chia rõ ràng giữa đạo đức và pháp lí trong thể loại đặc biệt này.

Năm 2012, một vụ án xôn xao dư luận về việc nhà báo Hoàng Khương của báo Tuổi Trẻ bị bắt vì hành vi đưa hối lộ cho lực lượng Cảnh sát giao thông vì mục đích cá nhân. Trên thực tế, đây là cũng được xem là hành động “nhập vai” của nhà báo, bởi đó là giai đoạn Hoàng Khương đang tác nghiệp, thu thập chứng cứ để viết loạt bài về chống tiêu cực trong lĩnh vực xử lí xe vi phạm của CSGT theo chủ trương của báo Tuổi Trẻ. Do quá nôn nóng để lấy được bằng chứng, Hoàng Khương đã dấn thân vào công đoạn bị cho là hành vi cấu thành tội danh đưa hối lộ và bị tuyên án 4 năm tù giam. Vậy là chỉ vì sai sót trong quá trình tác nghiệp và hạn chế hiểu biết về luật pháp mà người điều tra phải tự gánh chịu hậu quả. 

Dấu “mật” trong văn bản điều tra

Sự xuất hiện của những dạng văn bản, thông tin có dấu “mật” đã tạo vùng cấm cho báo chí, nhất là báo chí điều tra. 

Năm 2005, Phóng viên Nguyễn Thị Lan Anh phụ trách mảng y tế của báo TS (?) tại Hà Nội, nhận được quyết định khởi tố bị can từ Cơ quan An ninh điều tra - Bộ Công an về hành vi “chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước”. Liên quan đến cuộc đấu tranh về giá thuốc, bảo vệ cho người nghèo, Pv Lan Anh đã gọi điện cho ông Nguyễn Mạnh Cường (nhân viên hành chính văn phòng Bộ Y tế) để hỏi về những thông tin mới về giá thuốc và Công ty Zuellig Pharma. Tại văn phòng Bộ Y tế, ông Cường đã photo công văn 3497/YT-QLD và chuyển cho phóng viên Lan Anh. Sau đó, Lan Anh tiếp tục chuyển cho phóng viên Đỗ Trung Hiếu (báo Nhân Dân) và phóng viên Đặng Thị Thanh Tâm (báo Lao Động). Cơ quan điều tra xác định về hình thức, công văn trên của Bộ Y tế thuộc danh mục tài liệu bí mật nhà nước trong ngành y tế, do vậy đã khởi tố phóng viên Lan Anh với tội danh “chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước”.

Nhà báo phải biết“giải hóa” tài liệu mật và biến nó thành thông tin chính thức nếu không muốn pháp luật “sờ gáy”, dù nó thực sự chỉ phục vụ lợi ích công. Đây là môi trường kìm kẹp cây bút của người làm báo, cũng là lí do khiến cho nhiều khi báo chí phải để thông tin trôi tuột một cách vô cùng lãng phí mà không thể can thiệp được. 

f5bfa86c4_anh_2.jpg

Một dạng văn bản có “dấu mật”

Tuy nhiên, cũng tùy vào mỗi trường hợp cụ thể và phải biết nhận định chính xác. Báo chí đôi khi thường “tham vàng bỏ ngãi”, hấp tấp đưa ra quyết định và không trù liệu được rắc rối xảy. Tin nào nên đưa, tin nào nên giấu hay đưa ra lúc nào, cách giải quyết đó phụ thuộc vào kinh nghiệm làm nghề của mỗi nhà báo. Nhà báo Hoàng Thư Giang (Thời báo kinh tế Sài Gòn) cho rằng: “Đôi khi, nhà báo biết rõ ngọn ngành về một thông tin nào đó, nhưng vẫn không thể đưa lên báo cho độc giả được biết vì những hệ lụy của nó đối với xã hội là vô cùng lớn. Có tác động tốt, nhưng tác động xấu sẽ nhiều hơn”. 

Cản trở từ cá nhân, tổ chức

Một trong những hành vi phổ biến là “né” cung cấp thông tin, đặc biệt là khi điều tra về hành vi tiêu cực của các cơ quan tổ chức, doanh nghiệp. Nhiều phóng viên khi liên hệ công tác thường xuyên gặp phải những câu trả lời như “mệt, bận, không biết, đang đi công tác xa”, từ chối thẳng thừng theo kiểu “chuyện nội bộ, không thể công bố” hay gây khó dễ với nhiều trường hợp tinh vi đủ để cơ quan báo chí không thể dùng điều luật hay quy định nào về cung cấp thông tin để gây sức ép.  Các lĩnh vực tác nghiệp thường xuyên bị cản như là phản ánh một vấn đề thời sự xã hội, chống tiêu cực về tài chính, chống xâm hại môi trường, tài nguyên, khoáng sản; công tác cán bộ, y tế – giáo dục, giải trí… Đặc biệt, hai lĩnh vực bảo vệ tài nguyên – môi trường và chống tham nhũng, nguy cơ nhà báo bị cản trở là “cực kỳ cao”. 

Hay với cá nhân, nhiều người vẫn còn mang tâm lí ngại ngùng khi tiếp xúc với báo chí. Đôi khi nhân chứng không dám đứng ra làm chứng hay cung cấp thông tin cho phóng viên vì không muốn dính vào rắc rối, e sợ sẽ có người trả thù, hoặc là thấy bản thân không có lợi ích gì.

Tạm kết

Tuy nhiều khó khăn, nhưng nền báo chí hiện đại cũng như công chúng  rất coi trọng thể loại báo chí điều tra. Những tác phẩm điều tra xuất sắc đã được tôn vinh ở giải thưởng Pulitzer – giải thưởng danh giá nhất của nhà báo. Điều này này là sự động viên tinh thần không hề nhỏ, niềm an ủi, khích lệ của xã hội đối với sự đóng góp lớn lao của nhà báo và nhấn mạnh sức mạnh của báo chí điều tra. Qua đó,  khuyến khích nhà báo tiếp tục đấu tranh cống hiến nhiều hơn, cho ra những sản phẩm báo chí có chất lượng ngày càng cao. 

Phan Thùy Trang

Lớp: Báo mạng điện tử K30

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Tin nổi bật7 tháng trước

(Sóng trẻ) - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN