Góc quan điểm về câu chuyện sinh tồn của báo i
(Sóng trẻ) - Sự phát triển của Internet và báo mạng điện tử đã tạo ra một cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa các loại hình báo chí, đẩy ngành công nghiệp báo in rơi vào khủng hoảng. Nhiều tờ báo lớn có tên tuổi trên thế giới phải đóng cửa, khiến nhiều người đặt ra câu hỏi: Liệu báo in có bị đào thải?
Liệu báo in có bị đào thải?
Báo in ra đời khá sớm, được biết đến là một loại hình báo chí sử dụng ngôn ngữ viết, hình ảnh tĩnh để chuyển tải những vấn đề, sự kiện xảy ra trong đời sống - xã hội mang tính thời sự, chân thật, khách quan thông qua kỹ thuật in ấn, có phương thức phát hành trao tay và được xuất bản định kỳ.
Ở Việt Nam, báo in được coi là “Thương hiệu của tin tức”. Bằng các bài chuyên sâu, nhiều kỳ, báo in dễ tiếp cận và đi vào lòng bạn đọc. Với số lượng phát hành lớn, giá báo rẻ, dành cho mọi đối tượng, độc giả của báo in có mặt ở khắp mọi miền của đất nước.
Một số tờ báo in ở Việt Nam
Theo anh Vũ Hiền Lương (Phóng viên Ban Thư Ký Tòa soạn, Báo Tiền Phong): Báo in ở Việt Nam nói chung và báo Tiền Phong nói riêng vài năm gần đây có dấu hiệu chững lại, song không thể dự đoán rằng, tương lại báo in sẽ bị đào thải. Bởi báo in vẫn giữ được những ưu thế nổi bật của nó, đáp ứng được thói quen đọc của độc giả, và luôn biết tự thay đổi để tồn tại.
Tự thay đổi để tồn tại
Trong thời đại công nghệ số, để bắt kịp với xu hướng phát triển chung, hầu như tờ báo nào cũng đi bằng hai chân, một chân là báo in, một chân là báo online. Ví dụ như báo Tiền Phong có trang mạng www.tienphong.vn, báo Đời sống – Pháp luật có trang www.doisongphapluat.com.vn, báo Nhân dân có trang nhandan.vn…
Nài ra, báo in còn có sự thay đổi về nội dung và hình thức. Đa dạng hơn các tin bài, đưa ra nhiều góc nhìn xoay quanh một vấn đề, sử dụng nhiều hình ảnh, biểu đồ, lược đồ, box thông tin sao cho phù hợp cách đọc, cách tiếp nhận của nhiều đối tượng công chúng … Tác phong làm việc của chính những người làm báo cũng có sự đổi khác về tư duy, để sáng tạo ra những tin bài hay.
Anh Lương cũng chia sẻ thêm: “Một ngày làm việc của mỗi phóng viên báo Tiền Phong bắt đầu từ 7 giờ sáng và kết thúc vào 1 giờ sáng ngày hôm sau khi báo đã được lên khuôn và chuyển về nhà in. Công việc tuy vất vả nhưng bù lại là cảm giác sung sướng, mãn nguyện khi được nhìn thấy độc giả cầm trên tay những sản phẩm tâm huyết của mình”.
Với những ưu thế sẵn có, cùng sự thay đổi để làm mới mình, báo in chắc chắn vẫn còn “đất để sống”. Tất nhiên, ngành báo in thế giới cũng như Việt Nam còn nhiều việc phải làm nhưng chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng ở một bước phát triển mới của báo in trong thời đại mới.
Bích Việt – Lớp Truyền hình K31A1
Cùng chuyên mục
Bình luận