Báo động văn hóa nói

(Sóng Trẻ) - Cuộc sống nhanh và gấp nhiều khi khiến ta trở nên buông thả trong  cách nói và suy nghĩ. Áp lực quá lớn khiến ta muốn “bùng nổ”, và chọn cách văng tục, chửi thề làm liều thuốc giải tỏa nhanh nhất…

Văng tục chửi thê “lên ngôi”

Một ngày ta ra đường, ngồi trà đá vỉa hè, lên xe buýt hay thậm chí ngay trong lớp học cũng có thể nghe thấy đủ loại văng tục,chửi thề với nhiều cấp độ. Hiện tượng này đang trở nên phổ biến, đặc biệt là trong giới trẻ.

Khi được hỏi, nhiều bạn nói rằng họ thường nói tục những nơi tụ tập bạn bè, những khi gặp người có cùng cách sống với mình và có người nói mọi lúc mọi nơi như một thói quen. Lí do đưa ra thì rất nhiều: nói tục vì tức giận, vì thấy người khác nên cũng nói cho đỡ thiệt hoặc do phấn khích quá, cũng có thể để lấp liếm cái mình sai và nói tục đôi khi lại trở thành điều mạng lại tiếng cười cho mọi người. Bạn Nguyễn Thế Tĩnh (Đại học công nghiệp Quảng Ninh) nói: “Trong xã hội ngày nay ai cũng đã nói tục, nhưng chỉ khác là người lịch sự thì nói tục đúng nơi đúng chỗ, còn người thiếu văn hóa là đi đâu đều có thể văng tục”.


Đặc biệt, hiện nay, trên các trang mạng xã hội ngập tràn những comment kiểu như “vkl, dcm, clgt...” và lời lẽ thô thiển, thiếu lịch sự. Gần đây, trên mạng nổi lên nhân vật Jvevermind sử dụng Vlog để bày tỏ quan điểm về những vấn đề bức xúc hiện nay,trong đó có nói về chửi tục chửi thề.

                                       

                                                Ảnh minh họa (nguồn: Internet)

Theo nhân vật này thì chửi tục khác chửi thề và còn tùy vào cách bày tỏ cảm xúc riêng của mỗi người. Mỗi người có cách nghĩ riêng, chưa bàn đến ai đúng ai sai chỉ cần thấy rằng,Vlog của Jvevermind sẽ đến được với nhiều đối tượng hơn nếu hạn chế những câu chửi thề trong đó

                  

                                       Một trang facebook chứa rất nhiều lời chửi tục,chửi thề

 Lôi tên bố mẹ làm “vần”

Nài chửi tục, chửi thề, một cách gọi phổ biến của các bạn trẻ ngày nay là “tên bạn + tên bố (mẹ, ông, bà) = tên thường gọi”. Một lần đứng chờ xe buýt tôi vô tình nghe câu chuyện của một nhóm học sinh cấp ba mà trong đó có nhiều tên lạ như:Lan N, Hương L, Quang T… Hỏi ra mới biết những tên đi kèm sau đều là tên bố hoặc mẹ của “khổ chủ”. Một bạn gái trong nhóm thản nhiên nói: “Bây giờ bọn nó đều gọi  như thế cả, bất kể là bố mẹ hay ông bà,cứ vần vần, độc độc là gọi hết”. Đây không phải trường hợp “cá biệt”, thực tế là cách gọi này được khá nhiều bạn “ưa chuộng”. Bạn Nguyễn Thị H (HVBCTT) chia sẻ: “Gọi thế quen rồi, lại thân mật, gọi bình thường thấy thiếu thiếu gì đó, mà nhiều khi gọi vậy để phân biệt giữa những người cùng tên thôi”. Thật kì lạ với cách phân biệt như vậy.


Cũng chính vì kiểu gọi thân mật đó mà nhiều trường hợp dẫn đến rắc rối. Như cô bạn Dung (ĐHQG Hà Nội) kể lại: “Tớ có cậu bạn tên Nam, bố tên Q, lại quen gọi Nam Q nên lần đến nhà cậu ấy chơi. Tớ hỏi ngay mẹ cậu ấy: Bác ơi, bạn Nam Q có nhà không ạ, làm bác gái sững sờ, còn tớ chỉ muốn có cái lỗ nẻ chui xuống cho khỏi ngượng”. Lại chuyện của Huy (ĐHSP Hà Nội) trước làm lớp trưởng. Một lần đứng lên điểm danh, cậu bạn theo phản xạ tự nhiên báo luôn bạn Hoa M (M là tên mẹ Hoa) nghỉ họ nên bị cô chủ nhiệm bắt viết kiểm điểm và cảnh cáo trước lớp.

Gọi kèm theo tên bố mẹ khiến người khác rất bực mình. Nhiều cuộc cãi vã đánh nhau cũng chỉ vì tức khi bị lôi tên bố mẹ ra gọi. Ai cũng có bố mẹ ông bà, các bạn tôn trọng bố mẹ ông bà mình thì người khác cũng vậy. Đó không phải là thứ tùy tiện đem ra cười cợt, trêu đùa, lại càng không nên biến thành tên “thân mật” khi gọi những người bạn của mình.

 Bao giờ mới hết “nói tục, chửi thề”

Đây không phải là những câu chuyện mới,nó đã được nói nhiều từ trước tới nay,nhưng người ta cứ “mãi không chịu hiểu” hay cố tình không muốn thay đổỉ?

Suy cho cùng mỗi lời nói đều thể hiện tính cách và văn hóa của một người. Khi lối nói tục, nói thiếu lịch sự trở thành thói quen khó bỏ thì bạn đã vô tình khiến người khác không tôn trọng bạn. Có bạn cho rằng: “Tớ chỉ văng tục, nói thiếu lich sự ở chỗ bạn bè thân thiết”. Nhưng bạn có chắc rằng bạn kiểm soát được thói quen ấy để khi đến nơi làm việc hay khi nói chuyện với người lớn bạn không bị “lỡ lời”. Có nhiều cách xả bực tức văn minh,có nhiều cách gọi thân mật, chứ không nhất thiết phải dùng tới loại ngôn ngữ thiếu tôn trọng người khác như vậy. Hoặc là bạn cứ tiếp tục văng tục, chửi thề để rồi trở thành lạc loài khi sống trong một môi trường làm việc đứng đắn, hoặc là tập cách từ bỏ nó để hòa nhập với một cộng đồng văn minh. Lựa chọn đó là của bạn.

Nguyễn Thị Trang

Lớp Báo mạng điện tử K32

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN