Bạo lực gia đình: Khi con người không còn nhân cách

(Sóng Trẻ) - Liên tiếp các vụ việc con trai giữ mẹ cho bố đánh, cháu đích tôn tưới xăng đốt cả họ, chồng xỏ dây thép vào mũi vợ dắt đi bêu xấu… xảy ra đã làm cho người dân bức xúc, lo ngại về đạo đức, nhân cách của con người đang ngày càng xuống cấp.

143325a7f_2ea71998b09dd640ac325cf9eeff1909_50624165.2.jpg

Bạo lực gia đình tăng cao, nhân cách con người xuống cấp

(Ảnh: Internet)

Bạo hành vợ như thời trung cổ

Câu chuyện “xỏ mũi, dẫn vợ đi khắp nơi làm nhục” đăng trên các báo vừa qua đã làm cho cộng đồng mạng sợ hãi trước nhân cách đang tha hóa của con người với những hành động hết sức dã man và độc ác. Đó là anh Lìu Chíu Phần (SN 1972 – thường trú tại Lào Cai) không chỉ bán một đứa con gái sang Trung Quốc mà còn hành hạ vợ thậm tệ. Có lần, anh Phần còn dùng cả một đoạn dây thép xuyên thủng hai vách ngăn giữa lỗ mũi, uốn thành vòng rồi dùng đoạn dây thừng buộc vào, dẫn vợ đi bêu xấu. Người vợ phải ăn lá ngón tự tử do không chịu nổi sự tàn độc của chồng.

Theo dõi câu chuyện, Chú Hồng Quang – Nhân viên văn phòng chia sẻ: “Tôi đã lập gia đình và có hai con. Cuộc sống tuy có lúc mệt mỏi và bế tắc nhưng chưa bao giờ tôi có suy nghĩ bán con và đối xử tàn nhẫn với vợ. Câu chuyện của anh Phần khiến tôi rất bức xúc vì không thể ngờ rằng con người lại có thể hành động như thế”.

Đối với trường hợp ông Nguyễn Đình Tiến (SN 1956 – nguyên là đảng viên, giáo viên đang giảng dạy trong nhà trường) đánh đập vợ là bà Lê Thị Liên (SN 1959) đến mức bà Liên phải nhập viện trong tình trạng tổn thương nghiêm trọng. Được biết, mâu thuẫn trong gia đình đã âm ỉ từ lâu, ông Tiến đánh vợ trận lớn trận nhỏ đã 8 năm nay. Trong ngày cưới của con trai, ông Tiến đưa bồ nhí về ra mắt họ hàng. Đã thế lại còn xúc phạm, lăng mạ vợ mình trước mặt con cái. Hễ có việc gì, ông Tiến lại dùng tiền để dụ dỗ con trai hùa theo bố và chửi bới mẹ.

Nhân cách con người đang tha hóa. Thật đáng buồn vì trong hàng ngũ đảng viên lại tồn tại những con người như thế. Không những thế, ông lại còn là một thầy giáo, đạo đức và nhân cách phải đặt lên hàng đầu, thế mà lại có những hành động mất nhân tính như thế!” – Phương – SV năm cuối ĐH Sư phạm Hà Nội nói.

Con cái bạo hành cha mẹ

Câu chuyện của ông Tiến với bà Liên sẽ như bao câu chuyện bạo lực gia đình khác khi không có sự tham gia của Nguyễn Tú Khôi, con trai bà Liên. Sự việc trở nên nghiêm trọng hơn khi Khôi giữ mẹ cho bố đánh đã khiến cộng đồng mạng dậy sóng và phẫn nộ trước hành động bất nhân, bất hiếu của Khôi.

Trình độ học vấn lên tới đại học, đang làm việc trong một công ty lớn, chuyện cưới xin cho Khôi một mình bà Liên lo liệu. Thế nhưng “Mẹ không có tiền cho con, trong khi bố nhiều tiền, con trai đã hùa theo bố để đánh mẹ” - Chị Luân em gái sống gần nhà của nạn nhân kể. Cũng theo chị, khi xảy ra xung đột giữa bà Liên và ông Tiến thì Khôi “khóa trái cửa, túm tóc mẹ lôi ngửa cổ để bố đánh”. Tuy nhiên, Khôi khẳng định không hề đánh mẹ, không những thế còn bảo vệ mẹ không cho bố đánh. Trong khi đó, hàng xóm của gia đình Khôi khẳng định: Chuyện Khôi hỗn láo với mẹ là chuyện xưa nay ai cũng biết.

Điều đáng nói ở đây là sau khi xảy ra mâu thuẫn và trong khoảng thời gian bà Liên nhập viện, cả Khôi và Ông Tiến đều không đến thăm hỏi mà còn “cãi chày cãi cối” tại cơ quan công an: Cho rằng không hề có chuyện cả hai bố con đánh bà Liên.

Thương, SV năm 2 ĐH Luật cho rằng: "Tuy sự việc còn đang rất mơ hồ và chưa biết đâu là sự thật. Nhưng con cái đối xử với cha mẹ như thế là bất hiếu. Dù mẹ có sai thì con cái cũng không có tư cách lớn tiếng với mẹ chứ chưa kể đến việc “động chân động tay”.

1434810d1_f44944dd721787513a66df2399b952ae_50624166.3.jpg

Mẹ bị con cái ngược đãi

(Ảnh: Internet)

Những sự việc trên chỉ là bề nổi trong hơn hàng trăm những vụ bạo hành gia đình ở nước ta hiện nay. “Đèn nhà ai nhà nấy rạng”, không phải ai cũng có thể quan tâm đến chuyện gia đình của người khác để mà can thiệp, giúp đỡ. Chính vì vậy mà rất nhiều người vẫn nhẫn nhục chịu đựng sự đối xử tàn nhẫn của người chồng, người con,… ngày đêm, không một tia hi vọng, không có một lối thoát cho bản thân?

Quan điểm của bạn đối với hiện trạng này như thế nào? Giải pháp nào có thể ngăn chặn vấn nạn trên? Hãy chia sẻ, đóng góp ý kiến cùng chúng tôi.

Mạc Ngân, Lưu Nhạn, Kim Dung, Văn Đông, Trí Công

Lớp Báo mạng điện tử K.30

 

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật5 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật5 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật5 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN