Biến đổi khí hậu: Đại dương đang dần cạn Oxy

(Sóng trẻ) – “Biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường đang ảnh hưởng rất lớn đến Oxy từ đại dương và đe dọa nhiều loài sinh vật biển” – Đó là kết luận của một nghiên cứu lớn được thực hiện bởi Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế IUCN.

Theo một báo cáo tổng hợp từ 67 nhà khoa học từ 17 nước, kết luận rằng mức Oxy trong đại dương đã giảm khoảng 2% kể từ giữa thế kỷ 20 cho tới nay và lượng nước bị thiếu hụt Oxy đã tăng lên 4 lần kể từ những năm 1960. Kết quả này được đăng tải tại Hội nghị Biến đổi Khí hậu để thuyết phục các nhà lãnh đạo trên toàn thế giới lên kế hoạch bảo vệ, đề phòng việc thiếu hụt Oxy ở đại dương trong tương lai.

d06a3468f__110039045_tuna1.png

Cá ngừ đang bị thiếu Oxy – IUCN cho biết

Nguyên nhân dẫn đến sự việc này đến từ hai tác nhân chính: Ô nhiễm và các khủng hoảng khí hậu. Việc xả thải ra đại dương, cũng như lượng Nitơ thoát ra từ các nhiên liệu hóa thạch, sự phát triển của tảo biển,… dẫn tới nguy cơ gây cạn kiệt Oxy trong nước. Tuy nhiên quá trình này rất dễ khắc phục.

Trong nhiều năm trở lại đây, các nhà khoa học nghiên cứu rằng việc nhiệt độ đại dương tăng cũng ảnh hưởng đến nồng độ Oxy của nó. Nước có nhiệt độ ấm hơn thì khó giữ Oxy hơn. Bên cạnh đó, lượng nước giữ Oxy có xu hướng nổi lên trên bề mặt chứ không hòa vào các tầng nước sâu ở bên dưới dẫn đến sự lưu thông Oxy tổng thể không được cao. Theo nghiên cứu, việc tăng nhiệt độ toàn cầu chịu trách nhiệm cho sự thất thoát hơn 50% lượng Oxy ở mặt nước sâu 1000m của đại dương – nơi có sự phong phú loài rất rộng lớn và là ngôi nhà của hầu hết các sinh vật biển. Điều này khó khắc phục hơn nguyên nhân bên trên và gần như không thể đảo ngược quá trình.

d06a3468f_a2.jpg

Nhiệt độ tăng ảnh hưởng đến nồng độ Oxy của đại dương

“Chúng tôi đã biết về khử Oxy nhưng chúng tôi chưa biết mối liên hệ với biến đổi khí hậu và điều này thực sự đáng lo ngại. Không chỉ có sự suy giảm Oxy tăng gấp bốn lần trong 50 năm qua mà ngay cả trong trường hợp phát thải tốt nhất, Oxy vẫn sẽ giảm trong các đại dương”, Minna Epps từ IUCN nói.

Vòng tuần hoàn Oxy trong biển thay đổi cũng dẫn tới nồng độ Nitơ và Phốtpho trong nước thay đổi. Nếu không có bất kì động thái nào ngăn chặn phát thải khí nhà kính, theo dự đoán đại dương sẽ tiếp tục mất thêm 3 tới 4% Oxy khi thế kỉ 21 kết thúc.

Phương Thảo (theo BBC)

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Tin nổi bật1 ngày trước

(Sóng trẻ) - Sáng 19/5, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), đồng bào khắp mọi miền Tổ quốc đều hướng về Lăng Bác dịp kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1980 - 19/5/2024). Trong tim mỗi người dân đều mang một cảm xúc bồi hồi khó tả.

Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII hoàn thành toàn bộ nội dung đã đề ra

Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII hoàn thành toàn bộ nội dung đã đề ra

Tin nổi bật1 ngày trước

(Sóng trẻ) - Sau ba ngày (16-18/5) làm việc khẩn trương, nghiêm túc, đầy tinh thần trách nhiệm, Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII bế mạc ngày 18/5, hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra.

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN