Body - shaming: Tội ác trên nỗi đau của người khác

(Sóng Trẻ) - Body - Shaming hay "miệt thị nại hình" là một hình thức dùng ngôn ngữ để chê bai hay chế giễu nại hình của người khác, khiến cho người đó cảm thấy khó chịu hoặc bị xúc phạm. 
“Sao dạo này béo thế, ăn ít thôi sắp thành con lợn rồi đấy”
“Thất tình hay bố mẹ ngược đãi mà gầy như ma thế kia”
“Sao mắt mày xấu thế, nhìn như bọn mắt lươn’
“Eo ôi che cái răng vẩu đấy vào rồi nói chuyện tiếp nha”
Những câu nói chẳng còn xa lạ gì trong cuộc sống mà chúng ta vẫn thường bắt gặp. Đôi khi nó chỉ là phát ngôn mà bản thân tự cho là đùa cợt nhưng lại mang sức sát thương hết sức nặng nề với người nghe.

Đùa vui chỉ có tác dụng khi đối phương chấp nhận nó với một thái độ vui vẻ , hứng khởi. Đừng bao giờ nhầm lẫn giữa việc “Bông đùa” và “Miệt thị người khác”. Một khi bản thân không phân biệt được rõ ranh giới của hai việc này thì chúng ta hoàn toàn có thể biến mình thành “kẻ sát nhân bằng lời nói” mặc kệ mục đích ban đầu của bạn là gì. 
Bất cứ ai trong chúng ta đều có thể trở thành nạn nhân của “miệt thị’, nhưng dễ thấy nhất đó là những vụ việc các thần tượng, người nổi tiếng vẫn hằng ngày chịu đựng sự công kịch tới từ dư luận.

Chắc chúng ta vẫn chưa quên vụ việc gần đây sau đêm Chung kết Vietnam’s Next Top Model 2017, nhân vật được chú ý trên mạng xã hội ngay sau đó không phải Quán quân mà chính là Cao Ngân. Qua mọt vài hình ảnh xuất hiện khi đi catwalk trên sân khẩu với thân hình bị cho là quá gầy, lập tức mũi tên dư luận chĩa vào cô với những lời lẽ miệt thị cay nghiệt như : Bộ xương di động, nạn đói năm 45...Những từ ngữ nặng nề tiếp tục lan truyền vài tuần sau đó khiến tâm lý cô nàng thật sự bất ổn và bật khóc trước ống kính ghi hình. Từ đó thật sự đặt ra các vấn đề xoay quanh “Body-shaming”. 

Không chỉ Việt Nam, ở những nước phương Tây có những cái nhìn thông thoáng hơn, thì Body-Shaming cũng không nằm nài lề. Trong thời gian Adele vừa mới sinh con trai đầu lòng, trên Twitter, những kẻ anti Adele đã tweet những dòng cay độc để nói về chuyện sinh nở của cô "Ồ, Adele vừa sinh con. Có phải đứa trẻ đó bị béo phì và dị tật không nhỉ?". Không những vậy, tài khoản này còn nói: "Hãy giết nó đi". Những lời cay độc như vậy xuất hiện một cách thường xuyên, và tất nhiên, gây nhiều ảnh hưởng đến tâm lí của nữ ca sĩ.


f76ff16b9_1.png
Body – shaming không nại trừ bất kì ai. 

Body-shaming có hai hình thức, nài chịu sự công kích bằng lời nói miệt thị từ người khác, thì một vấn đề nguy hiểm không kém chính lả chứng Quasimodo, những người mắc chứng này thường xuyên thấy tự ti về bản thân, cố tìm ra những khuyết điểm để chê bai ngược đãi chính mình. 

Xã hội thay đổi với tốc độ chóng mặt, nhưng có một thứ vẫn đang ì ạch ở phía sau, đó chính là ‘nhận thức về chuẩn mực của con người”. Chúng ta tự vẽ ra cho mình một đích đến, một tầng cao về mọi sự chuẩn mực và gò ép những người xung quanh phải tư duy theo lối đó. Khi có bất cứ người nào “lệch sóng’ lập tực họ biến thành “kẻ lập dị” và bị chỉ trích, lên án. 

Với thời đại công nghệ này có điều gì đang sợ hơn “các anh hùng bàn phím”, khi mà chỉ cần ngồi nhà nhìn tấm ảnh của cô nghệ sĩ nọ hôm nay “Tăng vài ba kí nhẹ”, rồi một làn sóng lớn ập tới với vô vàn lời lẽ cay nghiệt khác nhau. Chúng ta chỉ ngồi một chỗ và nhấn phím ảo, nhưng nỗi đau sau màn hình lạnh ngắt đó lại hoàn toàn là thật và thường trực trong cuộc sống của những người đứng mũi chịu sào. 

Một vài người tự bao biện cho mình “Chỉ vài câu vu vơ, sao mà căng thẳng quá vậy”. Nhưng ai hay một đám người hùa vào “vu vơ’ thì nó có còn là chuyện nhỏ nữa không? Nhất là đối với những người tự ti về bề nài và dễ bị tổn thương về mặt tâm lí thì hậu quả là không thể lường được. 

Một câu chuyện đau lòng được đăng tên tờ The Guardian gần đây: Jessica Laney, một cô bé đáng yêu, trở thành nạn nhân của nạn bắt nạt trên Internet khi tự kết liễu cuộc sống của mình ở tuổi 16. Không chỉ bị chế giễu về nại hình, bị gọi là "mập ú", "lẳng lơ", Jessica còn nhận được những câu nói khủng khiếp hơn như "cô có thể chết đi được không?" hay "chẳng ai thèm quan tâm đến cô đâu".

Hay vừa qua vào ngày 10/11/2018 VTV 24 đã tăng tải câu chuyện về một em gái 18 tuổi tại Hà Nội bị Trầm cảm vì những lời miệt thị tới từ mọi người xung quanh chỉ vì em quá béo. Ở cái lứa tuổi đẹp nhất của đời người, thay vì tới trường lớp nô đùa cùng chúng bạn, tận hưởng quãng thời gian thanh xuân tươi đẹp như bao người thì em lại phải nghỉ học, thu mình trong bốn bức tường và gặp gỡ các chuyên gia tâm lí chỉ vì “những lời lẽ tưởng chừng như vô hại” từ người khác. 

Báo động thay là một vài người nghĩ rằng Body-shaming chỉ là đóng góp ý kiến để người ta trở nên tốt đẹp hơn. Tuy nhiên đây chỉ là suy nghĩ phiến diện và nông cạn. làm tổn thương ai đó khác hoàn toàn với mong muốn giúp đỡ họ, có vô số cách tốt đẹp khác thay vì sử dụng những từ ngữ miệt thị cay nghiệt. Đừng lấy cái cơ này bao biện cho sự ích kỉ của bản thân. 

Hàng ngày mặt báo tàn lan những tin xót xa như “ nữ sinh nhập viện vì dùng thuốc giả cân, tăng cân”..hay đau buồn hơn là “tự sát vì trầm cảm mà nguyên nhân chính tới từ miệt thị cơ thể”. Chẳng nhẽ những điều này vẫn chưa đủ để thức tỉnh chúng ta hay sao?

Trò đùa dựa trên nỗi đau, sự chịu đựng của người khác thì nó không còn là niềm vui nữa, mà đó là TỘI ÁC. Con dao giết người không gì khác lại chính là ngôn ngữ.

Thúy Hằng

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN