Bụi mịn - “ Người bạn thân’’ của COVID-19

(Sóng trẻ) - Bụi mịn là "sát thủ giấu mặt"  nguy hiểm không kém virus Covid-19. Tình trạng ô nhiễm đang ở mức báo động khi nhiều người dân đã mắc phải các căn bệnh về hô hấp do ô nhiễm bụi mịn gây nên.

Hiện nay, ô nhiễm không khí đã trở thành mối đe dọa lớn tới sức khỏe người dân toàn cầu, đặc biệt là ô nhiễm bụi mịn PM 2.5. Nồng độ bụi mịn vượt ngưỡng tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới WHO, thủ đô Hà Nội có mức độ ô nhiễm bụi PM cao nhất . Theo GS. Phạm Ngọc Đăng, phó chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và môi trường Việt Nam, nguyên nhân phát sinh bụi mịn 40% từ hoạt động giao thông, 16% từ hoạt động xây dựng . Đây là những nguồn gây ô nhiễm mà người dân hay tiếp xúc nhất.

Tình hình bụi mịn ở Hà Nội vào 12:08 phút ngày 28/4/2022
Tình hình bụi mịn ở Hà Nội vào 12:08 phút ngày 28/4/2022

Các hạt bụi mịn có kích thước siêu nhỏ, chỉ bằng 1/5-1/500 sợi tóc. Trong đó, bụi mịn PM 2.5 là chất gây ô nhiễm nhiều nhất và nguy hiểm nhất. Loại bụi siêu nhỏ này dễ dàng thâm nhập sâu vào cơ thể con người thông qua con đường hô hấp và gây nên một số bệnh nguy hiểm như: tim mạch, hô hấp, thậm chí là ung thư. Những người cao tuổi, trẻ em, người thường xuyên phải làm việc ngoài trời, người lao động ở các công trường là những đối tượng  có nguy cơ cao mắc bệnh lý về hô hấp - căn bệnh điển hình do ảnh hưởng của bụi mịn.

Mũi là cơ quan đầu tiên của hệ hô hấp tiếp xúc với môi trường không khí. Do đó, cơ quan này sẽ hứng chịu các tác nhân do bụi mịn “tấn công” với các triệu chứng ban đầu như: nghẹt mũi, sổ mũi, viêm xoang, nhức đầu. Bệnh lý mũi xoang sẽ ảnh hưởng đến các bệnh lý liên quan ở vùng họng và tai. Ô nhiễm bụi mịn gây viêm họng đau rát xuất tiết ở họng và lan đến vùng thanh quản phía dưới. Viêm mũi xoang cũng làm tắc nghẽn vòi nhĩ. Nếu không điều trị kịp thời, tình trạng ngày càng nặng sẽ dẫn đến tổn thương vùng phế quản phổi.

Bên cạnh đó, ô nhiễm không khí còn ảnh hưởng đến các cơ quan trong cơ thể như phổi và hệ thống mạch máu. Bụi mịn có thể xâm nhập sâu vào phổi, gây nên tình trạng khó thở, đặc biệt nguy hiểm với những người mắc bệnh phổi, hen phế quản, nhiễm trùng đường hô hấp. Nhìn chung, tiếp xúc với các hạt mịn có thể gây các ảnh hưởng sức khỏe ngắn hạn như mắt, mũi, họng và phổi. Tiếp xúc lâu dài gây gia tăng viêm phế quản mạn tính, giảm chức năng phổi, tăng tỷ lệ tử vong do ung thư phổi.

Anh T (bệnh nhân khoa hô hấp Bệnh viện Đa khoa y học cổ truyền Hà Nội) chia sẻ: “ Mình mới phát hiện bị viêm phế quản gần đây và gia đình mình chưa từng có ai bị như vậy cả. Mình có nghe đến bụi mịn rồi nhưng mình chưa biết được rõ hình dáng cũng như tác hại của bụi mịn. Khi ra đường, mặc dù bố mẹ, mọi người có nhắc đeo khẩu trang nhưng mình cảm thấy đeo khẩu trang khó thở nên rất ít khi mình đeo khẩu trang khi tham gia giao thông". Đối với anh T, bụi mịn có cơ hội “hoành hành”là do sự kém hiểu biết cũng như chưa chủ động tìm hiểu những biện pháp để hạn chế hít phải bụi mịn của người dân.

Anh T, bệnh nhân đang được điều trị bệnh viêm phế quản tại Bệnh viện Đa khoa Y học Cổ truyền
Anh T, bệnh nhân đang được điều trị bệnh viêm phế quản tại Bệnh viện Đa khoa Y học Cổ truyền

Tổ chức Y tế thế giới ( WHO) cho biết ô nhiễm không khí “giết” chết 800 người mỗi giờ đồng hồ, gấp ba lần số người chết do AIDS, sốt rét và lao phổi cộng lại. Ước tính trong đó có 43% ca bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và 29% do ung thư phổi. Nhóm đối tượng trẻ em - tương lai của đất nước là nhóm đối tượng nhạy cảm dễ bị tác động của bụi mịn. Nhưng trên thế giới, có đến 93% trẻ em đang sống trong những vùng có chỉ số ô nhiễm không khí vượt mức cho phép của WHO. Nếu vẫn chủ quan và không chủ động phòng tránh thì người dân sẽ tiếp tục phải sống trong lo lắng, chịu đựng sự nguy hiểm mà bụi mịn mang lại trong tương lai.  

Ô nhiễm không khí, đặc biệt là bụi mịn có sức “công phá” mạnh mẽ không kém virus Covid-19. Để phòng chống tác hại của bụi mịn, người dân nên chủ động bảo vệ sức khỏe bằng cách đeo khẩu trang khi ra đường, vệ sinh mũi bằng nước muối sạch sẽ,…. Các gia đình có con nhỏ nên hạn chế cho các em ra đường chơi những ngày chỉ số bụi mịn lên cao và vệ sinh nhà cửa sạch sẽ.

Không chỉ mỗi người dân có trách nhiệm tự bảo vệ sức khỏe bản thân mà chính các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cũng nên có những giải pháp quyết liệt hơn.. Bởi  Covid-19, Việt Nam ta có thể đánh bại thì những căn bệnh hô hấp do bụi mịn lại càng dễ đánh bại hơn bao giờ hết.

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật1 tuần trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật3 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Tin nổi bật6 tháng trước

Sóng trẻ - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN