Buôn bán ngà voi đại náo mạng xã hội

(Sóng trẻ) - Bất chấp cả đạo lý và luật pháp, người ta sẵn sàng đoạt mạng, bẻ ngà, lột da voi để thỏa mãn nhu cầu thể hiện của những “kẻ có tiền”. Cũng chính vì lẽ đó mà thị trường buôn bán ngà voi ở Việt Nam luôn vô cùng sôi động với sự góp phần không nhỏ của mạng xã hội.

Rao bán tràn lan trên mạng xã hội

Với sự vận động của thế giới đang dần số hóa, mạng xã hội cũng trở thành một phần không thể thiếu của con người hiện đại. Và cũng giống như các nền tảng khác trên internet, mạng xã hội có thể dễ dàng bị lợi dụng để trở thành thị trường buôn bán các sản phẩm từ động vật hoang dã (ĐVHD), trong đó có các sản phẩm từ voi. Là mạng xã hội phổ biến nhất hiện nay với hơn 3 tỷ người dùng tại Việt Nam, Facebook trở thành một “miếng mồi béo bở” cho một số đối tượng thực hiện hành vi trao đổi, buôn bán trái phép các sản phẩm từ voi của mình.

bbdvhd1.png
Bản đồ phần trăm số lượng người tiêu dùng sản phẩm ngà voi trên MXH Facebook theo các tỉnh

Nạn buôn bán ngà voi bất hợp pháp là một trong những nguyên nhân chính đẩy loài voi đến vực tuyệt chủng, ở cả Châu Á và Châu Phi. Theo một cuộc khảo sát của Tổ chức bảo tồn ĐVHD WildAct, chỉ trong vòng 6 tháng từ giữa năm 2015 đến đầu năm 2016, đã có gần 21.000 sản phẩm từ voi bị rao bán trên mạng xã hội. Trong đó, những món đồ trang sức chạm khắc từ ngà voi là sản phẩm được rao bán phổ biến nhất, chiếm đến 72%.

Theo nhận định của các chuyên gia trong giới bảo tồn, Việt Nam nhiều năm nay vẫn là một trong những thị trường buôn bán ngà voi sôi động nhất thế giới. Chỉ tính từ đầu năm 2010 đến cuối năm 2018, Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) đã ghi nhận khoảng 150 vụ việc vi phạm về ngà voi với tổng khối lượng ngà voi bị thu giữ lên đến hơn 53 tấn. Đặc biệt, có đến hơn 30 vụ việc vận chuyển ngà voi bị bắt giữ, khối lượng ngà voi thu giữ lên tới hơn 500kg/vụ, chủ yếu phát hiện tại khu vực cửa khẩu, cảng biển.

Đặc biệt, một số sản phẩm trang sức từ ngà voi có gắn lông đuôi voi còn được quảng cáo là để “cầu may” hoặc thậm chí là “xua đuổi tà ma”. Chính những thông tin quảng cáo như vậy đã đánh trúng vào niềm tin mù quáng của một số người, tạo cơ hội cho những hành vi buôn bán trái phép ngà voi trên mạng xã hội diễn ra tràn lan và ngày một phức tạp. “Hiện nay, tình trạng mua bán ngà voi trên mạng xã hội diễn ra hết sức phức tạp. Có thể nói, nguyên nhân bắt nguồn từ nhu cầu của chính chúng ta khi nhiều người vẫn tin rằng ngà voi là một trong những phương thuốc để chữa bách bệnh.” - Anh Phạm Hưng (Sóc Sơn, Hà Nội) chia sẻ suy nghĩ về thực trạng trên.

bbdvhd2.png
Thực trạng buôn bán ngà voi và các đồ dùng từ ngà voi trên mạng xã hội vẫn đang vô cùng nhức nhối

Không chỉ buôn bán trên các tài khoản Facebook cá nhân, những người buôn bán ngà voi còn lập cả trang mua bán cùng đủ loại các hội nhóm để dễ dàng quảng cáo và trao đổi. Theo thống kê, trên mạng xã hội Facebook có hàng chục hội nhóm như vậy với tất cả hơn 11 nghìn lượt thích cùng hàng nghìn bài viết “kẻ rao bán, người hỏi mua”.

Đáng nói, 95% số tương tác trên những quảng cáo như thế này có nội dung hỏi giá sản phẩm và cách mua, 3% cho thấy sự yêu thích, ngưỡng mộ sản phẩm và 2% đặt câu hỏi về nguồn gốc, xuất xứ hoặc chất lượng của sản phẩm nhưng lại không một nhận xét nào cho thấy, người tương tác bày tỏ lo ngại về vấn để voi đang bị giết hại để lấy ngà hay việc mua bán, trao đổi ngà voi là hành vi bất hợp pháp.

bbdvhd3.png

Buôn bán, săn bắt trái phép ngà voi khiến loài voi đứng bên bờ tuyệt chủng (Ảnh: Thanh Hoa)

“Kẽ hở” thực thi pháp luật

Ở Việt Nam, việc buôn bán các sản phẩm trên mạng internet được quản lý theo Luật Giao dịch điện tử số 51/2005/QH11 và Nghị định 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử. Theo đó, những mặt hàng cấm buôn bán trên mạng, bao gồm động, thực vật hoang dã nguy cấp được pháp luật bảo vệ, trong đó có voi. Những người vi phạm điều luật trên sẽ bị xử phạt theo điều luật áp dụng với hành vi buôn bán động, thực vật hoang dã trái phép tại cửa hàng, cửa hiệu.

Luật sư Lương Lê Minh – văn phòng luật Lê Minh cho biết: “Việt Nam tuân thủ đầy đủ các công ước quốc tế về phòng chống mua bán động vật hoang dã và đã thể chế hóa các cam kết đó vào pháp luật nội địa của Việt Nam. Những người tham gia vào việc vận chuyển, mua bán ngà voi nói riêng và các động vật hoang dã nói chung có thể bị xử phạt hành chính, thậm chí truy tố hình sự vì cái hành vi của mình.”

Tuy nhiên có thể dễ dàng nhận thấy, Việt Nam cho đến hiện tại vẫn chưa thực sự có nhiều vụ cuộc điều tra buôn bán các sản phẩm từ động vật hoang dã trên mạng xã hội mà cho được kết quả thành công. Mặc dù trong suốt những năm qua, rất nhiều chiến dịch nhằm nâng cao nhận thức của người dân về việc buôn bán, sử dụng ngà voi được tổ chức nhưng các sản phẩm từ ngà voi vẫn được rao bán rộng rãi trên mạng xã hội.

bbdvhd4.png
bChỉ vì những niềm tin vô căn cứ mà loài voi đang ngày càng bị tận diệt

Lý giải về vấn đề đó, luật sư Lê Minh cho biết: “Bất chấp chế tài pháp luật rất nghiêm khắc như vậy nhưng hiện tượng buôn bán ngà voi vẫn diễn ra hết sức phổ biến, đặc biệt là trên mạng xã hội. Điều này xuất phát từ một số lý do. Thứ nhất, khâu phòng chống của cơ quan chức năng chủ yếu đánh chặn ở cửa khẩu biên giới, thay vì điều tra, truy bắt buôn bán ngà voi trong nội địa. Thứ hai, những đối tượng mua bán ngà voi trên mạng thường sử dụng những biện pháp, thủ đoạn nhằm che giấu hành tung của mình, như sử dụng tài khoản ảo. Và trong bối cảnh Việt Nam chưa có sự phối hợp một cách chặt chẽ với các nhà điều hành mạng xã hội thì việc xác minh người mua bán ngà voi trên mạng xã hội trở nên rất khó khăn.”

Chính vì đây là nền tảng kinh doanh miễn phí, cùng sự kết nối rộng rãi, dễ dàng giả mạo danh tính mà việc kiểm soát, ngăn chặn tội phạm buôn bán ngà voi nói riêng và động vật hoang dã nói chung trên mạng xã hội là một thách thức đối với các cơ quan thực thi pháp luật.

Vậy làm thế nào để ngăn chặn việc mua bán ngà voi trên mạng xã hội đang diễn ra ngày càng phổ biến? Luật sư Lê Minh cho biết thêm về vấn đề này: “Để ngăn chặn hiện tượng này thì một là phải toàn diện trong việc phòng chống việc mua bán vận chuyển ngà voi và phải nâng cao nâng cao ý thức của người mua ngà voi. Ta cần phải giúp họ hiểu việc sử dụng ngà voi như một biểu tượng của sự giàu sang và quyền lực là một hành vi vi phạm pháp luật, tiếp tay cho những cuộc tàn sát và giết hại những động vật quý hiếm. Mặt khác, cũng cần cảnh báo người sử dụng về nguy cơ mắc bẫy rất nhiều đối tượng lừa đảo mua bán ngà voi với ngà voi giả từ chất liệu tổng hợp, khiến họ rơi vào tình trạng tiền mất tật mang trong tương lai.”

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Tin nổi bật7 tháng trước

(Sóng trẻ) - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN