"Kẻ thù" trực chờ sau lưng: Kỳ 1 - Lời kể từ vùng đất đổ nát

Dọc theo hai bên đường ngổn ngang đá sạt, bùn đất ứ đọng của thôn Thanh Niên, xã Minh Bảo, thành phố Yên Bái, chúng tôi tình cờ gặp ông Phạm Văn Non. Trong ánh mắt chứa nhiều ưu tư, ông Non vừa chỉ về căn nhà sụp đổ vừa ngậm ngùi chia sẻ: 

Đã mấy ngày nay, ông Non ăn không ngon, ngủ không yên vì cơ đồ mình xây dựng cả đời sụp đổ chỉ trong vòng chưa đầy 3 phút. Một ngôi nhà ước tính 800 triệu đồng kiên cố, vững chắc cũng không thể đứng vững trước tác động từ thiên nhiên. Nơi từng là tổ ấm của gia đình ông giờ ngập ngụa bùn đất, gạch vỡ vụn, không còn khả năng sử dụng. 

Sạt lở đến và để lại những căn nhà bị xé toạc, đứt gãy. Cả một dãy nhà tại thôn Thanh Niên cùng chung cảnh “màn trời chiếu đất”. Tài sản duy nhất mà ông Lê Phúc Khang còn lại chỉ là Đốm, chú chó đã gắn bó với ông được 2 năm. Không chỉ người, mà đến giờ con vật giữ nhà vẫn tỏ ra rụt rè, sợ hãi khi thoát chết trong gang tấc. 

Tranh thủ về nhà cho vật nuôi ăn, nhìn căn nhà không còn nguyên vẹn, ông Khang chỉ biết an ủi con trai chừng 14 tuổi:

Mặc dù trước đó, ông Khang đã gia cố phần mái dốc, rào chắn kỹ càng nhưng sạt lở nhanh, bất ngờ khiến toàn bộ gian nhà phía sau sụp đổ. 

Mưa lớn kéo dài đã khiến sân gạch, đất nứt nẻ. Sống 30 năm tại thôn, chưa bao giờ bà Hoàng Thị Tình phải rơi vào cảnh “bỏ của chạy lấy người” như hiện tại. Ông Non, ông Khang hay bà Tình vẫn chỉ dám đứng nhìn căn nhà từ bên ngoài vì phía bên trong vẫn còn những vết nứt, có thể đổ sập bất cứ lúc nào.

Sạt lở đất đã cướp đi tổ ấm, khiến những người ở tuổi thất thập cổ lai hy phải lo tính về chuyện gây dựng lại những căn nhà. Thế nhưng, cũng có những gia đình bị xóa sổ mãi mãi.

Đến thôn Thanh Niên những ngày này, bao trùm là bầu không khí u ám, tang thương. Sau tiếng động lớn giữa đêm, một gia đình 4 người đã tử nạn. Ngôi nhà nằm cách đồi trồng quế hơn trăm mét, được ngăn cách bằng một cái ao, không ai nghĩ mức độ sạt lở ảnh hưởng nặng nề như vậy. 

Gia đình anh Sa Văn A và chị Hoàng Thị H cùng 2 con nhỏ đã được đưa về Sơn La để lo hậu sự. Bà Phạm Thị Thời, hàng xóm nhà bên cạnh vẫn bần thần không tin vào những gì mới xảy ra:

Đồ chơi, quần áo, đồ gia dụng – những chứng tích cho một tổ ấm vùi lấp, dập tắt những ước mơ, tương lai còn đang dang dở. Với những người hàng xóm, đêm sạt lở kinh hoàng mãi mãi ám ảnh ký ức của họ cả một đời. 

Di dời nhà dân chỉ là phương pháp cấp bách đảm bảo an toàn. Nhưng nhìn về tương lai xa, việc thiếu quỹ đất, kinh phí hạn hẹp sẽ gây cản trở trong việc ổn định cuộc sống cho người dân bị ảnh hưởng bởi sạt lở. 

Theo báo cáo của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái, toàn tỉnh có 50 người chết vì sạt lở đất. Ngoài ra, hơn 40 người bị thương phải điều trị ở các cơ sở y tế. Nỗi đau chồng chất nỗi đau khi liên tục trong 9 tháng đầu năm 2024, trên cả nước, thiên tai đã làm hơn 400 người chết và mất tích, trong đó phần lớn là do sạt lở đất. 

Bão số 3 và hoàn lưu bão đã kích hoạt quả bom nổ chậm, nền đất bị mưa "tấn công" lâu ngày dẫn đến no nước gây sạt lở. Khi sạt lở đến, bất cứ ai cũng sẽ trở thành nạn nhân trên dòng chảy nó đi qua. Thậm chí, vừa qua, một trận lũ quét và sạt lở đất kinh hoàng đã vùi lấp toàn bộ thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai khiến xóa sổ thôn, làm 52 người chết. 

Chống bão chưa xong đã phải lo sạt lở nhưng những gì sạt lở để lại đều ở mức độ khủng khiếp và khiến người dân không kịp trở tay. Bởi nó luôn rập rình sau lưng và đến vào những lúc người dân không ngờ nhất. 

Đến thời điểm hiện tại, nhiều tỉnh đã hoàn thành bản đồ phân vùng rủi ro do sạt lở đất. Thế nhưng, chỉ mỗi bản đồ thì chưa đủ. Vượt qua bão vốn đã khó khăn, khắc phục sau bão và ổn định cuộc sống lâu dài như thế nào mới là bài toán khó. Sự đồng hành, định hướng của chính quyền trong việc tái thiết cuộc sống đặt ra nhiều thách thức. Để người dân không bị động trong công tác phòng chống sạt lở, cần sự vào cuộc của các cấp chính quyền và sự chung tay đề xuất giải pháp hiệu quả đến từ phía chuyên gia.

 

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
[Infographic] 2 mức quà tặng người có công dịp 27/7 của TP Hà Nội

[Infographic] 2 mức quà tặng người có công dịp 27/7 của TP Hà Nội

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Theo quyết định số 590/QĐ-CTN Chủ tịch nước ký ngày 25/6/2024, quà tặng cho người có công với cách mạng nhân dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2024) được chia thành hai mức 600.000 đồng và 300.000 đồng.

Đoàn giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực tế tại cơ quan báo chí, xuất bản Thanh Hoá

Đoàn giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực tế tại cơ quan báo chí, xuất bản Thanh Hoá

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Hoạt động diễn ra vào ngày 6/6, nhằm tăng cường gắn kết lý luận với thực tiễn, nâng cao chất lượng đào tạo ngành báo chí - truyền thông tại các đơn vị.

Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 19/5, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), đồng bào khắp mọi miền Tổ quốc đều hướng về Lăng Bác dịp kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1980 - 19/5/2024). Trong tim mỗi người dân đều mang một cảm xúc bồi hồi khó tả.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN