“Các em hỏi, thầy cô AJC trả lời” - Tọa đàm Giải đáp thắc mắc tuyển sinh 2020

(Sóng trẻ) - Nằm trong chuỗi chương trình ngày hội tư vấn tuyển sinh AJC OPEN DAY ONLINE, “Tọa đàm giải đáp thắc mắc tuyển sinh 2020” được tổ chức do Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Tại đây, các sĩ tử có thể đặt mọi câu hỏi liên quan đến vấn đề tuyển sinh cho các thầy cô ngay tại livestream của chương trình.

Năm nay, Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức Ngày hội tuyển sinh online lần đầu tiên trong lịch sử, gồm nhiều chương trình khác nhau, đề cập đến các khía cạnh liên quan đến kỳ thi. 

Buổi tư vấn tuyển sinh có sự tham gia của PGS.TS Phạm Minh Sơn, Phó Giám đốc Học viện và TS Nguyễn Thị Thu Thủy, Phó trưởng ban Quản lý đào tạo Học viện. Tọa đàm gồm có 2 phần chính: Phần đầu tiên là điểm mới trong kỳ thi tuyển sinh năm nay của Học viện Báo chí và Tuyên truyền, phần thứ hai các khách mời sẽ giải đáp trực tiếp những thắc mắc của sĩ tử gửi về cho chương trình.

808fd2e70_screenshot_2020061500485910.png

Khách mời tại buổi tư vấn tuyển sinh online ngày 14/6

Dưới đây là một số những thắc mắc của các bạn học sinh gửi về cho chương trình tư vấn tuyển sinh của Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Liệu năm nay, với những thay đổi và đổi mới của kỳ thi THPTQG nói chung cũng như là kỳ thi tuyển sinh Đại học nói riêng thì tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền có xét tuyển khó không và làm thế nào để nộp hồ sơ trúng tuyển một cách nhanh nhất và xác suất cao nhất. Thầy Sơn có thể giúp các bạn giải đáp thắc mắc này không ạ?

PGS.TS Phạm Minh Sơn: Thầy rất hiểu tâm lý của các gia đình và của các bạn thí sinh tham gia kỳ thi này. Vậy nên, Học viện Báo chí và Tuyên truyền sẽ cung cấp đầy đủ các thông tin về Học viện, về công tác đào tạo cũng như phương thức tuyển sinh để giúp các vị phụ huynh và các bạn thí sinh có lựa chọn đúng đắn nhất, dễ dàng nhất.
 
Với Học viện, trong phương án tuyển sinh năm nay nhà trường đã dành tỉ lệ rất lớn trong việc xét tuyển. Trước hết là dành cho các bạn xét tuyển giải Tiếng Anh cũng như giải Quốc gia cấp tỉnh thì nhà trường rất là khuyến khích và dành chỉ tiêu rất lớn cho các giải này. Còn với các bạn xét tuyển theo hình thức học bạ, hiện nay nhà trường dự kiến dành khoảng 30% chỉ tiêu của nhà trường. 

Học viện đã tạo điều kiện vô cùng thuận lợi để các em được trở thành sinh viên của Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Cho nên bây giờ các em yên tâm, tập trung nỗ lực để chúng ta có thể có kết quả học tập tốt nhất ở các giai đoạn cuối của phổ thông cũng như chúng ta dồn sức tốt nhất để chúng ta tham gia kỳ thi THPTQG.

Với kỳ thi xét tuyển như năm nay thì sẽ có những thuận lợi và hạn chế gì so với các năm trước ạ?

PGS.TS Phạm Minh Sơn: Trước hết về thuận lợi, nhà trường có điểm mới là tuyển thẳng đối với các bạn thí sinh có IELTS trên 6.5 trừ các bạn ở ngành báo chí vẫn phải đảm bảo được thi môn NKBC và chỉ cần trên 5 điểm là các em có cơ hội được tuyển thẳng vào các ngành nghề.

Nhà trường đã mở rộng các đối tượng được khuyến khích thi được xét tuyển. Không chỉ thế, năm nay điểm năng khiếu báo chí còn được nhân hệ số 2 để tạo điều kiện cho thí sinh có nguyện vọng trở thành sinh viên của Học viện.

Thưa cô, tiền chuyển lệ phí là mình bỏ luôn vào hồ sơ hay mình ra quầy chuyển tiền riêng ạ?

TS. Nguyễn Thị Thu Thủy: Các bạn nộp hồ sơ hỏi rất nhiều về việc này. Tiền lệ phí nếu bỏ vào hồ sơ sẽ vi phạm quy định của ngành Bưu chính viễn thông. Mình sẽ có cái phiếu chuyển tiền riêng, bưu điện sẽ nhận và chuyển các lệ phí đấy cho Học viện. 

Có một số bạn sau khi học chương trình Chất lượng cao 1 đến 2 kỳ cảm thấy khó và đuối sức cho nên có câu hỏi liệu mình có cơ hội được chuyển xuống lớp chính quy không? Hoặc một số bạn học ở khoa khác sau 1, 2 năm học tại Học viện có suy nghĩ liệu có được chuyển sang một chuyên ngành khác không?

TS. Nguyễn Thị Thu Thủy: Thật ra khi sinh viên học chương trình Chất lượng cao mà không đáp ứng được yêu cầu thì sinh viên có thể chuyển sang chương trình đại trà cùng ngành. Hiện nay, Học viện cũng đã thiết kế những chương trình cùng ngành tương ứng để chờ sẵn cho những bạn không đáp ứng được chương trình chất lượng cao. Thế nhưng việc chuyển từ chất lương cao sang hệ thường cũng như hệ thường lên chất lượng cao cũng bị ràng buộc bởi điểm chuẩn.

Việc học song bằng có khó không ạ? Em mong các thầy cô có thể chia sẻ thẳng thắn để lượng sức của bản thân ạ.

PGS.TS Phạm Minh Sơn: Việc học song bằng khiến em có thể lựa chọn được ngành nghề phù hợp hoặc đỗ theo chuyên ngành này nhưng muốn học thêm chuyên ngành nữa và nhà trường cũng tạo điều kiện  để các em được học song bằng.

Học song bằng trước hết phải đáp ứng được yêu cầu nhất định. Ví dụ: học hết năm thứ nhất và học lực khá trở lên mới được học song bằng.  Và việc này đòi hỏi sự nỗ lực, cố gắng rất nhiều bởi mỗi chương trình đều được thiết kế học trên lớp, học ở nhà đầy đủ số lượng giờ. Chúng ta phải cố gắng gấp đôi các bạn học một bằng.

Nài ra cũng phải biết bố trí, sắp xếp thời gian sao cho học các môn không bị trùng lịch. Điều này thể hiện sự quyết tâm trong học tập của các em.

Buổi tư vấn diễn ra với sự tham gia nhiệt tình của các bạn học sinh với mong muốn có cơ hội được học tập tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Những thắc mắc gửi về Fanpage của Học viện được thầy cô giải đáp cụ thể, đặc biệt là về vấn đề liên quan đến tuyển sinh để các sĩ tử không khỏi bỡ ngỡ, yên tâm và tập trung cao độ vào kỳ thi mang tính quyết định sắp tới.

Mai Liên – Như Quỳnh



 . 

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN