Các tân sinh viên “vỡ mộng”
(Sóng Trẻ) - Niềm vui được bước chân vào giảng đường Đại học chưa qua đi, nỗi thất vọng chán nản, hoang mang đã vội ùa đến với hầu hết các sinh viên năm đầu tiên. Một số lớn còn ngậm ngùi chia sẻ họ đã bị “vỡ mộng”.
“Em thực sự cảm thấy hụt hẫng và thất vọng, cứ như mình bị chính ước mơ của mình đánh lừa. Đại học không “đẹp” như em tưởng tượng”. Bạn Đặng Thị Huyền Trang - sinh viên năm nhất trường Đại học Thương mại chia sẻ.
Ảnh minh họa
Bạn Trần Thanh Tùng - sinh viên trường Cao đẳng Bách Khoa có phần lạc quan hơn nhưng cũng không nằm nài quỹ đạo tâm lý đó: “học đại học cũng vui vì biết thêm được nhiều thứ. Nhưng nhìn chung em vẫn có cảm giác chán nản và thất vọng… đỗ đại học không phải là tất cả như em đã từng nghĩ”.
Hầu hết các tân sinh viên được hỏi đều cảm thấy không thoải mái và không hài lòng với môi trường mình đang học. Phần nhiều còn cho rằng mình bị “vỡ mộng” bởi đại học khác với những gì họ đã từng nghĩ đến.
Trao đổi về vấn đề này cô Mai Hoa - giảng viên tâm lý của trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn cho biết: Đây là tâm lý chung của hầu hết sinh viên năm đầu tiên. Mỗi người có một nguyên nhân riêng để nảy sinh tâm lý đó, nhưng có một số nguyên nhân chung như sau:
Thứ nhất, môi trường đào tạo ở đại học khác hẳn với môi trường phổ thông đã gắn bó với các bạn suốt 12 năm. Sự thay đổi đột ngột về cách dạy, cách học khiến các bạn khó có thể hòa nhập và tiếp cận với kiến thức. Từ đó xuất hiện tâm lý chán nản, thất vọng và thiếu tin tưởng vào bản thân mình.
Thứ hai, hoc đại học cũng đồng nghĩa với việc bắt đầu một cuộc sống tự lập. Xa gia đình, bố mẹ các bạn phải tự đối mặt với những khó khăn, rắc rối của bản thân như: tình cảm bạn bè, học hành, kinh tế, nghề nghiệp tương lai… Điều đó khiến các bạn thấy hụt hẫng và mệt mỏi.
Thứ ba, thất vọng vì các bạn đã quá kỳ vọng. Khi học phổ thông các bạn luôn hình tượng đại học là “thiên đường”, vào đại học là có tất cả. Nhưng khi bước vào học các bạn mới nhận ra có quá nhiều vấn đề phải đối mặt như sự tiêu cực của nhà trường, sự thờ ờ của nhiều thầy cô, bè bạn, sự mù mịt về tương lai… Do vậy các bạn không thể tránh khỏi cảm giác buồn chán như đã có.
Hiện tượng tâm lý đó hầu hết chỉ xuất hiện trong kỳ học đầu tiên của các tân sinh viên. Khi đã quen với môi trường sống và học tập mới các bạn sẽ tìm được niềm hứng thú cho mình.
Ảnh minh họa: Sinh viên đi làm thêm (Internet)
“Con đường nào trải đầy hoa hồng thì bàn chân cũng nhuốm máu vì gai”. Đại học không phải là con đường lập thân duy nhất nhưng là con đường ngắn nhất để bước đến đỉnh vinh quang. Mong rằng các tân sinh viên nhanh chóng tìm được niềm tin của mình vào môi trường đại học.
Nguyễn Thị Lịch
Lớp báo in K30A1
Học viện Báo chí -Tuyên truyền
“Em thực sự cảm thấy hụt hẫng và thất vọng, cứ như mình bị chính ước mơ của mình đánh lừa. Đại học không “đẹp” như em tưởng tượng”. Bạn Đặng Thị Huyền Trang - sinh viên năm nhất trường Đại học Thương mại chia sẻ.
Ảnh minh họa
Bạn Trần Thanh Tùng - sinh viên trường Cao đẳng Bách Khoa có phần lạc quan hơn nhưng cũng không nằm nài quỹ đạo tâm lý đó: “học đại học cũng vui vì biết thêm được nhiều thứ. Nhưng nhìn chung em vẫn có cảm giác chán nản và thất vọng… đỗ đại học không phải là tất cả như em đã từng nghĩ”.
Hầu hết các tân sinh viên được hỏi đều cảm thấy không thoải mái và không hài lòng với môi trường mình đang học. Phần nhiều còn cho rằng mình bị “vỡ mộng” bởi đại học khác với những gì họ đã từng nghĩ đến.
Trao đổi về vấn đề này cô Mai Hoa - giảng viên tâm lý của trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn cho biết: Đây là tâm lý chung của hầu hết sinh viên năm đầu tiên. Mỗi người có một nguyên nhân riêng để nảy sinh tâm lý đó, nhưng có một số nguyên nhân chung như sau:
Thứ nhất, môi trường đào tạo ở đại học khác hẳn với môi trường phổ thông đã gắn bó với các bạn suốt 12 năm. Sự thay đổi đột ngột về cách dạy, cách học khiến các bạn khó có thể hòa nhập và tiếp cận với kiến thức. Từ đó xuất hiện tâm lý chán nản, thất vọng và thiếu tin tưởng vào bản thân mình.
Thứ hai, hoc đại học cũng đồng nghĩa với việc bắt đầu một cuộc sống tự lập. Xa gia đình, bố mẹ các bạn phải tự đối mặt với những khó khăn, rắc rối của bản thân như: tình cảm bạn bè, học hành, kinh tế, nghề nghiệp tương lai… Điều đó khiến các bạn thấy hụt hẫng và mệt mỏi.
Thứ ba, thất vọng vì các bạn đã quá kỳ vọng. Khi học phổ thông các bạn luôn hình tượng đại học là “thiên đường”, vào đại học là có tất cả. Nhưng khi bước vào học các bạn mới nhận ra có quá nhiều vấn đề phải đối mặt như sự tiêu cực của nhà trường, sự thờ ờ của nhiều thầy cô, bè bạn, sự mù mịt về tương lai… Do vậy các bạn không thể tránh khỏi cảm giác buồn chán như đã có.
Hiện tượng tâm lý đó hầu hết chỉ xuất hiện trong kỳ học đầu tiên của các tân sinh viên. Khi đã quen với môi trường sống và học tập mới các bạn sẽ tìm được niềm hứng thú cho mình.
Ảnh minh họa: Sinh viên đi làm thêm (Internet)
“Con đường nào trải đầy hoa hồng thì bàn chân cũng nhuốm máu vì gai”. Đại học không phải là con đường lập thân duy nhất nhưng là con đường ngắn nhất để bước đến đỉnh vinh quang. Mong rằng các tân sinh viên nhanh chóng tìm được niềm tin của mình vào môi trường đại học.
Nguyễn Thị Lịch
Lớp báo in K30A1
Học viện Báo chí -Tuyên truyền
Cùng chuyên mục
Bình luận