Cầu Cốc Lếu – Chứng nhân lịch sử những tháng năm chống giặc

(Sóng trẻ) – Đặt chân đến Thành phố Lào Cai, Tỉnh Lào Cai, mỗi lần nhắc về cây cầu Cốc Lếu thì những người dân nơi đây lại kể về nó với những nỗi đau, mất mát to lớn của những người thân trong gia đình, những bạn bè, hàng xóm đã hi sinh tại cây cầu này.

Nỗi đau mang tên “Ối giời ơi!” 

Khi nhắc đến cây cầu Cốc Lếu, thì người dân nơi đây lại gọi cây cầu với cái tên rất lạ: “Ối giời ơi”. Cái tên Ối giời ơi được thốt lên như một lời kêu than, đau xót của sự mất mát, hy sinh. Khi được hỏi về tên gọi này của cây cầu, được biết: Cây cầu này được thực dân Pháp xây dựng những năm 1900 để phục vụ mục đích giao thông và khai thác khoáng sản. Những năm tháng Pháp đô hộ Việt Nam ấy, nhiều người yêu nước tại Lào Cai đã đi theo cách mạng để chống lại sự áp bức, bất công và đòi quyền độc lập dân tộc. Phong trào cách mạng ngày một lớn mạnh, để ngăn chặn sự phát triển của phong trào, Pháp đã thi hành những chính sách vô cùng tàn ác. Một trong những hình thức đàn áp ấy là việc: Nhét những người cộng sản vào trong một bao tải, sau đó đưa ra cầu đánh đập và quẳng xuống dòng sông Hồng.

11b17b5fe_15723114570_f9a0e436ea_k.jpg
Dòng sông nơi cây cầu bắc qua một thời đã nhuốm máu bao người dân vô tội

Từ việc đàn áp dã man ấy của thực dân Pháp, đã không biết có bao nhiêu chiến sỹ cách mạng, những người yêu nước trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã bị ném xuống dòng sông hồng trên chính cây cầu này. Tiếng khóc lóc thảm thương, những nỗi đau cha mẹ mất con, vợ mất chồng, con cái mất đi cha mẹ mỗi ngày thêm chồng chất. Trong nỗi đau đớn ấy, rất nhiều bà mẹ, những người vợ đã đến bên cây cầu và gào khóc trước người ra đi những tiếng kêu thảm thiết… cái chết mà thực dân Pháp gieo rắc ngày một nhân lên, những chiến sĩ yêu nước đã lần lượt bị chúng bắt giữ và ném xuống cây cầu. Và, cùng với những sự hi sinh là những tiếng kêu ai oán… Không biết tự lúc nào, cây cầu được gọi tên thành “Ối giời ơi!” – tiếng kêu tiễn biệt, đau xót trước những hy sinh, mất mát.

Thời gian đầu xây dựng cây cầu, thực dân Pháp cho xây với chất liệu bằng gỗ. Sau những thăng trầm của thời gian, đến năm 1950 cầu được nâng cấp lên thành cây cầu bê tông. 

Nỗi đau những năm kháng Pháp, chống Mỹ tưởng chừng đã nguôi nai nơi cây cầu này. Thế nhưng, bình yên chưa bao lâu, đất nước ta lại bị tàn phá bởi quân Trung Quốc.  Năm 1979, trước sự bạo tàn của quân Trung Quốc trong chiến tranh biên giới Việt Trung, cây cầu bị quân Trung Quốc đánh sập nhằm cản trở sự viện trợ cho khu vực xảy ra chiến trận và cắt đứt đường vận chuyển lương thực của quân ta. 

Phải mãi đến tháng 12 năm 1992 cây cầu mới được xây dựng lại kiên cố hơn. Năm 2009, nằm trong kế hoạch chào mừng 60 năm ngày thành lập Đảng bộ thành phố Lào Cai, cây cầu Cốc Lếu được xây dựng lại với bốn làn xe đi qua, cho phép những xe có trọng tải nặng lưu thông.Trải qua những thăng trầm của lịch sử, cây cầu đã trở thành một minh chứng của những mất mát, hy sinh và của sự hào hùng, kiên cường, bất khuất của dân tộc Việt Nam.

Mẹ kể con nghe...

Cứ mỗi lần đi qua cây cầu, mỗi lần nhắc đến cây cầu thì người dân nơi đây lại kể nhau nghe những câu chuyện xung quanh cây cầu Cốc Lếu. Ông bà kể lại cho các cháu nghe những nỗi đau, bố mẹ giáo dục con cố gắng để xứng đáng với những hi sinh mà biết bao người ngã xuống để có cuộc sống bình yên hôm nay. 

Anh Sỹ Thành, một người trẻ tại đây chia sẻ: “Ngay từ bé, những câu chuyện về cây cầu Cốc Lếu đã được bố mẹ và những người dân nơi đây kể cho tôi nghe. Họ kể về những sự hy sinh của các chiến sĩ cách mạng, sự tàn ác của bè lũ nại xâm. Hồi nhỏ, mỗi lần được bố chở qua cây cầu này bố thường kể tôi nghe về nguồn gốc của nó. Và đến nay, mỗi lần nghe ai đó hỏi về cây cầu, tôi lại truyền lại những lời cha mẹ đã giáo dục tôi…”

11b17b5fe_15723115940_9891020d89_k.jpg
Cây cầu nay đã khang trang, nhưng vẫn còn đó dư âm những nỗi đau âm ỉ

Với người dân nơi đây, thì dường như những nỗi đau mà Pháp gây nên đến nay vẫn còn chưa nguôi nai, có những gia đình vẫn kể về nỗi đau, sự hi sinh mất mát của ông, bà, cha, mẹ mình. Và, điều họ có thể làm trong thời điểm này nài việc xây dựng và bảo vệ đất nước là việc truyền lại những câu chuyện xung quanh những hy sinh của những chiến sĩ cách mạng dưới cây cầu này, để làm tăng thêm tinh thần yêu nước, khơi dậy ý chí của con cái, những thế hệ sau về ý thức bảo vệ Tổ quốc trước các thế lực làm tổn hại đến độc lập, tự do của dân tộc ta.

Mã Thị Hương Trầm
Truyền hình K32.A1
Ảnh: Đoàn Bổng 

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Tin nổi bật7 tháng trước

(Sóng trẻ) - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN