Chặng đường phát triển của dòng tranh dân gian Đông Hồ

(Sóng trẻ) – Từ 31/10 - 31/1/2020, triển lãm “Tranh dân gian Đông Hồ xưa và nay” giới thiệu đến nhân dân thủ đô và du khách hơn 100 hiện vật từ tranh in cho đến các ván khắc, dụng cụ làm tranh Đông Hồ.

Tranh Đông Hồ hình thành theo tiến trình lịch sử của nghề in khắc sách của người Việt xưa. Trong thuật ngữ cổ phương Đông, có ba khái niệm về in khắc bản gỗ: Hắc bạch mộc khắc – khắc gỗ đen trắng (thường là in kinh sách); Thao sắc mộc khắc – cả bản màu và nét đều có ván khắc (chính là tranh Đông Hồ) và Bút thái mộc khắc – nét khắc bản gỗ, màu tô bằng bút (chính là lối tranh Hàng Trống). 

Khi làng xã và đô thị Việt Nam phát triển từ thế kỉ 16 – 19, các dòng tranh dân gian càng được ưa chuộng hơn bao giờ hết, đặc biệt là dịp Tết đến xuân về. Vào cuối mùa thu, người Đông Hồ chuẩn bị in tranh, đến tháng 11, 12 âm lịch họ chuyên chở tranh bằng thuyền đến các làng mạc và trấn thành Bắc Bộ, hoặc bán buôn hay trực tiếp bán cho người dân treo Tết. Nên tranh dân gian còn được gọi là tranh Tết.

bf8f004c8_anh_1.jpg

 “Chuột vinh qui” (trái) và “Đám cưới chuột” (phải) là hai bức tranh được nhiều người chọn treo trong nhà vào dịp Tết.

bf8f004c8_anh_2.jpg

 “Lợn đàn” – một trong những tác phẩm làm nên thương hiệu tranh dân gian Đông Hồ.

bf8f004c8_anh_3.jpg
 Truyện cổ tích “Thạch Sanh” được tái hiện trên tranh Đông Hồ.

Đại thi hào R.G.Gamzatov từng phát biểu rằng: “Một cuộc thám hiểm thực sự không cần một vùng đất mới mà cần phải có đôi mắt mới”. Người làm tranh Đông Hồ không chỉ phản ánh cuộc đời trong những con gà, con lợn… hay qua những câu chuyện cổ tích mà người nghệ sĩ ấy còn thông qua tác phẩm của mình mà đẩy một tiếng cười châm biếm sâu cay vào những nói hư tật xấu của thời đại “Âu hóa - Văn minh”. Vào thời Pháp thuộc đầu thế kỉ 20, người Đông Hồ vẽ tranh tân thời rất nhiều, đặc biệt là các bức: Văn minh tiến bộ Toa tăng phú, Phong tục cải lương Moa tăng xương, Nhẩy đầm, Thể dục chấn hưng, Văn minh tiến bộ… nói về phong trào thể thao và văn hóa mới thời lai Tây.
bf8f004c8_anh_4.jpg

 Bức tranh đôi “Phong tục cải lương – Văn minh tiến bộ”.

Trong những năm tháng trường kì kháng chiến chống Pháp, nhiều nghệ nhân tham gia vẽ tranh tuyên truyền, vẽ in tranh Bình dân học vụ, đặc biệt là bộ tranh “Tết Kỷ Sửu đánh giặc” do ty Văn hòa Bắc Giang phát hành, hiện còn lưu tại Bảo tàng Cách mạng.  Không những thế, những truyền thuyết về Hai Bà Trưng, Bà Triệu,… hay tứ đại danh tác nổi tiếng của Trung Quốc cũng được tái hiện một cách rõ nét.

bf8f004c8_anh_5.jpg

Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng và Bà Triệu được thể hiện trên nền tranh Đông Hồ.

Nhiều nhà nghiên cứu nhận xét lối khắc tranh Đông Hồ thường đục nét rất sâu, to và choãi dần xuống dưới, cao đến 1cm. Ván in bằng gỗ thị nên rất tốt, có thể in đến trăm năm không hỏng, điều này được rút kinh nghiệm trong quá trình in khắc làm sao có thể truyền đời được lâu nhất ván in mà không phải khắc lại, ít nhất đến ba đời. Màu in tranh được chế hoàn toàn từ tự nhiên. Trắng từ vỏ sò biển đốt tồn tính, đen từ lá tre hoặc rơm cũng đốt tồn tính và ngâm, đỏ từ củ dền, nâu từ củ nâu, xanh từ gỉ đồng, chàm từ cây chàm, vàng từ hoa hòe. Hệ màu này nếu in tốt, tranh có thể để tới 100 năm không bị phai nhạt.

077335048_anh_7.jpg 

Các công đoạn và vật dụng thiết yếu cho việc in tranh Đông Hồ.

 

Triển lãm “Tranh dân gian Đông Hồ xưa và nay” nằm trong chuỗi các hoạt động xây dựng Hồ sơ ứng cử quốc gia “Nghề làm tranh dân gian Đông Hồ” trình UNESCO, nhằm khôi phục, bảo vệ và phát triển nghề làm tranh dân gian trong giai đoạn hiện nay. Triển lãm cũng là dịp để tuyên truyền, quảng bá nét đẹp văn hóa, giá trị nghệ thuật đặc trưng của dòng tranh khắc gỗ dân gian Đông Hồ xưa và nay đối với du khách trong nước và quốc tế. 

Triển lãm do Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) và UBND tỉnh Bắc Ninh phối hợp tổ chức. Triển lãm “Tranh dân gian Đông Hồ xưa và nay” kéo dài đến hết ngày 31/1/2020.

Yên Bình – TH K39

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN