Chiếu phim và tọa đàm “Phạm Ngọc Lân: Hành trình đến Berlin”

(Sóng Trẻ) - Nằm trong chuỗi Cinetour “Cu li không bao giờ khóc”, sáng ngày 5/11, tại  Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội đã diễn ra buổi chiếu phim và toạ đàm “Phạm Ngọc Lân: Hành trình đến Berlin”. 

Tại sự kiện chiếu phim và tọa đàm “Phạm Ngọc Lân: Hành trình đến Berlin”, do Bộ môn Nghệ thuật học, Khoa Văn học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) tổ chức, ba phim ngắn của đạo diễn Phạm Ngọc Lân đã được giới thiệu tới khán giả, cụ thể là Chuyện mọi nhà (2011), Một khu đất tốt (2019), Giòng sông không nhìn thấy (2020).

Tọa đàm có sự tham dự của PGS.TS Hoàng Cẩm Giang, Trưởng Bộ môn Nghệ thuật học, Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn; ThS. Hoàng Dạ Vũ, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Điện ảnh, Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội; PGS.TS Phùng Ngọc Kiên, Nguyên trưởng ban Văn học nước ngoài, Viện Văn học; PGS.TS Phạm Xuân Thạch, Chủ nhiệm Khoa Văn học, Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn. Về phía diễn giả có đạo diễn Phạm Ngọc Lân, nam diễn viên Hoàng Hà và TS. Lê Thị Tuân, Bộ môn Nghệ thuật học, Khoa Văn học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội. 

1-2.jpg
Các diễn giả tại buổi tọa đàm. (Ảnh: Quỳnh Chi) 

Phát biểu khai mạc chương trình, PGS.TS Hoàng Cẩm Giang cho biết: “Các tác phẩm được trình chiếu tại buổi tọa đàm Cinetour là những bộ phim ngắn trước "Cu li không bao giờ khóc" của Phạm Ngọc Lân, với các nhân vật và cảnh quay quen thuộc, giúp khán giả hiểu và thưởng thức bộ phim mới của đạo diễn này một cách trọn vẹn”. 

Chia sẻ tại toạ đàm, đạo diễn Phạm Ngọc Lân bộc bạch: “Hành trình của tôi với điện ảnh xuất phát từ sự tò mò. Trong suốt những năm đồng hành cùng điện ảnh, tôi luôn giữ thái độ cởi mở với mọi thể loại”. 

Người đạo diễn trẻ tuổi mong muốn tạo ra một định nghĩa mới về Việt Nam thông qua những dấu vết thời gian. Trong phim của Phạm Ngọc Lân, các nhân vật được đối xử một cách bình đẳng, tức là được chú trọng vào phần con người, tài năng, nhân bản. Thông qua những tác phẩm điện ảnh, Phạm Ngọc Lân không chỉ muốn làm phong phú thêm nền điện ảnh Việt Nam mà còn góp phần tái hiện lại những biến chuyển trong xã hội, những thay đổi nhỏ nhưng quan trọng trong cách mà mỗi người đối diện với thời gian, quá khứ và tương lai.

Tại buổi giao lưu, TS. Lê Thị Tuân bày tỏ sự thích thú với ngôn ngữ phim của Phạm Ngọc Lân: “Ngôn ngữ điện ảnh của Phạm Ngọc Lân đậm chất thơ, giàu tính biểu tượng và đặc biệt mang tính chiêm nghiệm sâu sắc. Những câu chuyện về quá khứ, hiện tại, cùng với các cảnh quan được tái hiện qua một ngôn ngữ điện ảnh tĩnh lặng, chậm rãi, chính là dấu ấn riêng biệt của anh. Trong các tác phẩm của mình, anh luôn trung thành với phong cách riêng và bắt đầu đưa các bộ phim độc lập và phim nghệ thuật tham gia các Liên hoan Phim quốc tế, nhằm thu hẹp khoảng cách với khán giả”. 

2-4.jpg
Khách mời chụp ảnh giao lưu cùng sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn. (Ảnh: Quỳnh Chi) 

Bộ phim “Cu li không bao giờ khóc” là bộ phim điện ảnh độc lập thuộc thể loại chính kịch ra mắt vào năm 2024 do đạo diễn Phạm Ngọc Lân chỉ đạo và biên kịch. Phim được công chiếu ngày 20/2/2024 tại Liên hoan phim quốc tế Berlin lần thứ 74 và sau đó đã giành giải GWFF dành cho Phim đầu tay xuất sắc nhất. Đây là hạng mục dành để giới thiệu các phim nghệ thuật độc lập được đánh giá là có góc nhìn điện ảnh sáng tạo, mới mẻ. 

Bộ phim “Cu li không bao giờ khóc” chính thức được công chiếu tại các cụm rạp trên toàn quốc từ ngày 15/11.

 

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN