Chùa Dâu: Xứng danh “Đệ nhất cổ tự trời Nam”

(Sóng trẻ) - Mặc dù dấu tích về vật chất từ thời thiền sư Khâu Đà La không còn nhiều nhưng chùa Dâu vẫn được coi là ngôi chùa có lịch sử hình thành sớm nhất Việt Nam. Chùa là một trong những di tích quốc gia đặc biệt, được người dân khắp các vùng trong cả nước mệnh danh là “Đệ nhất cổ tự trời Nam”.


Ngôi chùa sớm nhất Việt Nam


Chùa Dâu, tên chữ Pháp Vân tự, Diên Ứng tự hay Cổ Châu tự thuộc xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Chùa nằm ở trung tâm khu di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu của xứ Kinh Bắc, bao gồm thành cổ Luy Lâu, đền thờ, lăng mộ Sĩ Tiếp (thường bị gọi sai là Sĩ Nhiếp), hệ thống chùa chiền, đền đài, dinh thự, bảo tháp… được coi là chứng tích một thời kỳ dài hàng chục thập kỉ trước và sau Công Nguyên.


73ccf0e24_picture_6.jpg

Bia đá ở Hậu Đường chùa Dâu


Chùa được xây dựng vào buổi đầu ng Nguyên. Các nhà sư Ấn Độ đầu tiên đã từng đến đây. Vào cuối thế kỷ 6, nhà sư Tỳ Ni Đa Lưu Chi từ Trung Quốc đến chùa này, lập nên một phái Thiền ở Việt Nam. Chùa được khởi công xây dựng năm 187 và hoàn thành năm 226, là ngôi chùa lâu đời nhất và gắn liền với lịch sử văn hóa, Phật giáo Việt Nam, được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử ngày 28 tháng 4 năm 1962. Chùa được xây dựng lại vào năm 1313 và trùng tu nhiều lần qua các thế kỷ tiếp theo. Vua Trần Anh Tông đã sai trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi về kiến thiết lại chùa Dâu thành chùa trăm gian, tháp chín tầng, cầu chín nhịp. Hiện nay, ở tòa thượng điện, chỉ còn sót lại vài mảng chạm khắc thời nhà Trần và thời nhà Lê.


Phật giáo dung hòa với tin ngưỡng bản địa


Chùa Dâu thờ nữ thần Pháp Vân (Thần Mây), một trong Tứ Pháp (Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện). Theo truyền thuyết dân gian thì Pháp Vân là con gái cả của Phật Mẫu Man Nương - một nhân vật liên quan đến sự tích Phật giáo thuở mới từ Ấn Độ truyền sang đất Việt.


Tứ Pháp (Mây – Mưa – Sấm – Chớp) chính là những vị nữ thần đại diện cho các hiện tượng tự nhiên có vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp.  Phật giáo khi được các tăng sĩ Ấn Độ truyền vào Việt Nam đã nhanh chóng dung hòa với tín ngưỡng bản địa Việt, một nước nông nghiệp để các nữ thần trở thành các vị Phật (nhiều nhà nghiên cứu dùng khái niệm “Phật hóa” để chỉ điều này).


b920060cb_picture_3.jpg

Tượng Phật Pháp Vũ được thờ chung trong chùa Dâu khi Pháp phá hủy chùa Đậu


Phần lớn các tượng nữ Thần được điêu khắc theo tiêu chuẩn của một pho tượng Phật. Nghĩa là tượng cũng có 32 tướng tốt và 80 vẻ đẹp, mà một trong những vẻ đẹp tiêu biểu là thân thể mạnh mẽ, tướng nhục kế, khế ấn và khuôn mặt đầy từ mẫn,…


86ddcd305_hinh0788.jpg

Ban thờ Phật Pháp Vân ở chính điện


Một trong những đặc điểm quan trọng của Phật giáo Việt Nam đó chính là sự giao thoa giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian. Vì thế, những ngôi chùa đầu tiên của Việt Nam lại là những ngôi chùa thờ nữ thần, thờ Mẫu bên cạnh việc thờ Phật mà chùa Dâu, chùa Phi Tướng, chùa Dàn, chùa Tổ là minh chứng xác đáng nhất. 


Kiến trúc “Nội công nại quốc”


Chùa Dâu được xây dựng theo kiến trúc “Nội công nại quốc”, đây là một trong những kiến trúc cầu kì nhất, thường chỉ có ở những ngôi chùa lớn, bao gồm nhà Bái đường, gian thiêu hương, chính điện, vườn tháp và nhà hành lang xung quanh bốn bên chùa. 


c5a3ff91a_picture_14.jpg

Tháp Hòa Phong như ngọn núi hướng lên vũ trụ


Giữa sân chùa có tháp Hòa Phong, vốn cao 9 tầng nhưng do chiến tranh tàn phá nên nay chỉ còn 3 tầng cao khoảng 17 m. Tháp Hòa Phong có màu sẫm già của vại sành do được xây bằng gạch trần cỡ lớn ngày xưa kết hợp với việc nung thủ công. Tháp gồm 4 mặt, mỗi mặt rộng 7 mét và có một cửa vòm. Tầng 2 của tháp có gắn một bảng đá ghi là “Hòa Phong tháp” (hòa phong có nghĩa là ngọn gió mát mẻ, tốt lành). 


c5a3ff91a_picture_12.jpg

Khánh trong tháp được đúc vào năm 1817


Nhìn tổng thể tháp như một ngọn núi vững chãi hướng lên bầu trời, vũ trụ. Trong tháp có tượng của Tứ Thiên Vương trong hình thù nữ được đặt ở 4 góc tháp. Bên cạnh đó trong tháp còn treo một quả chuông đồng đúc năm 1793 và một chiếc khánh đúc năm 1817. Trước tháp bên phải có tấm bia vuông dựng năm 1738, bên trái có tượng một con cừu đá dài 1,33 m, cao 0,8 m, tượng này là dấu vết duy nhất còn sót lại từ thời nhà Hán.


c5a3ff91a_picture_13.jpg

Chuông trong tháp được đúc vào năm 1793


Nhà Bái đường chùa Dâu đặt tượng hai vị Hộ pháp (một vị khuyến thiện, một vị trừng ác) và Bát bộ Kim Cương trong tư thế võ. Gian thiêu hương có tượng Phật Pháp Vũ (Thần Mưa) ở bên phải, tượng Cửu Long (một pho tượng nhỏ - cậu bé một tay chỉ lên trời, một tay chỉ xuống đất – biểu tượng cho Phật Thích Ca khi Ngài mới sinh), hai bên là tượng Mạc Đĩnh Chi (người đã có công tu tu tạo chùa thời vua Trần Anh Tông), thái tử Tam Châu (người sở hữu khu vườn Kì Viên tuyệt đẹp, mà trưởng giả Cấp Cô Độc đã mua lại bằng cách rải vàng đầy vườn, rồi mời Phật về thuyết pháp. Thái tử sau cũng theo Phật, và được coi là một vị hộ pháp. Xưa kia chùa cổ Việt Nam chỉ có tượng thái tử để bảo hộ, sau mới thêm các tượng Hộ Pháp lớn) và Thập điện Diêm Vương.


Chính điện hiện nay được bố trí như trước đó là tượng Phật Pháp Vân ở giữa uy nghi, trầm mặc màu đồng hun cao gần 2 mét, có nốt ruồi ở giữa trán giúp chúng ta liên tưởng đến quê hương Tây Trúc, phía trước có Thạch Quang Phật (tảng đá Phật Mẫu Man Nương đã vớt lên), hầu cận hai bên là tượng Kim Đồng và Ngọc Nữ, phía bên trong là ban thờ thiền sư Tỳ Ni Đa Lưu Chi và Phật bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay. 


b920060cb_picture_2.jpg


73ccf0e24_picture_8.jpg


b920060cb_picture_4.jpg

Hậu đường chùa Dâu có nhiều ban bệ thờ Phật, Mẫu


Hậu đường chùa Dâu gồm nhiều ban bệ như ban thờ Phật, Mẫu, Đức Ông, Bà Hậu, Đức Thánh Hiền. Đặc biệt nơi đây còn có các tấm bia ghi lại lịch sử cũng như quá trình xây dựng, tôn tạo lại chùa trong thời kỳ phong kiến. Dẫn lối vào hậu đường là hàng lang La Hán gồm 18 tám vị với các tư thế khác nhau. Bên trái hậu đường là Nhà thờ Tổ, ao chùa và vườn tháp. Phía trước nhà Tổ có một chiếc giếng nhỏ được xây dựng theo lối cổ hình như những vòng gỗ. 


b920060cb_picture_1.jpg


b920060cb_picture_5.jpg

Hành lang 18 vị La Hán mỗi vị có một tư thế riêng


73ccf0e24_picture_9.jpg

Giếng trước nhà thờ Tổ


73ccf0e24_picture_10.jpg

Vườn tháp phía sau chùa


Nhìn tổng thế, chùa Dâu là một trong những ngôi chùa cổ có kiến trúc độc đáo “chữ Công” ở giữa, “Nội công nại quốc” bao quanh. Trong ban thờ Phật cũng có nhiều sự khác biệt so với những ngôi chùa khác. Chính vì vậy mà bao đời nay chùa Dâu vẫn được mệnh danh là “Đệ nhất cổ tự trời Nam”.

Bài và ảnh: Lê Quang Đức

Báo mạng điện tử K32

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Tin nổi bật7 tháng trước

(Sóng trẻ) - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN