Chúng ta có nên lo lắng về vấn đề tuyệt chủng?

(Sóng trẻ) - Nhiều loài đã biến mất ngay từ thời kì tiến hóa đầu tiên. Yếu tố tự nhiên đã khiến phần lớn sinh vật tuyệt chủng ở các thời kỳ trước. Nhưng hiện nay, con người mới là nguyên do chính.

Những người bảo vệ môi trường thiên nhiên cảnh báo rằng hầu hết những loài thuộc họ mèo lớn trên thế giới đang tiến gần tới nguy cơ bị tuyệt chủng. Người ta ước tính rằng, mỗi năm có hàng ngàn loài thực vật và động vật biến mất khỏi bề mặt Trái Đất. Mức độ này khiến người ta lo ngại về Đại Tuyệt chủng thứ 6. Thế giới liệu có lâm vào hoàn cảnh tồi tệ hơn nữa hay không?

Chúng ta định nghĩa như thế nào về tuyệt chủng? Tiến sĩ Sue Rigby từ đại học Edinburgh nói: “Hầu hết mọi người đều nghĩ đến tuyệt chủng trong giới hạn ‘loài’. Vậy nên tuyệt chủng xảy ra khi chúng chết đồng loạt hoặc chỉ còn lại quá ít cá thể đến nỗi không có khả năng tạo ra được thế hệ tiếp theo”. Có rất nhiều loại tuyệt chủng khác nhau, bà nói. “Bạn vừa nghe về tuyệt chủng thông thường theo nghĩa hẹp. Nhiều loài tiến hóa – theo học thuyết của Darwin – bằng cách biến đổi và trở nên phù hợp hơn với môi trường sống để tồn tại, những loài thích nghi kém sẽ bị tuyệt chủng. Nhưng cùng lúc, có những dấu hiệu báo rằng, không chỉ một số loài nhất định gặp vấn đề, mà là toàn bộ sinh vật trên Trái Đất - toàn bộ hệ thống này. Đó là những Đại Tuyệt chủng từng xảy ra trong quá khứ, và cũng chính là điều rất nhiều nhà khoa học sợ hãi đang xảy ra trong cuộc sống hiện đại. 

“Chúng ta nên lo lắng về tác động mà sự tuyệt chủng gây nên trên hành tinh của chúng ta”, theo lời Tiến sĩ Bhaskar Sinha tới từ Ashoka Trust, chuyên nghiên cứu về sinh thái và môi trường ở New Delhi, Ấn Độ. “Việc đầu tiên là cần đảm bảo các loài giữ đúng vai trò của mình”, bởi có những mối quan hệ họ hàng phức tạp giữa nhiều loài: kí sinh, vi khuẩn, thực vật và động vật, “Đó là những mối liên kết, chuỗi thức ăn mà các loài hoạt động cùng nhau để cùng tồn tại trên Trái Đất”. Ví dụ về giống hổ Ấn Độ đang bị đe dọa bởi sự tuyệt chủng, Bhakar nói: “Loài hổ là loài đứng đầu trong chuỗi thức ăn. Để bảo vệ loài hổ, chúng ta cần bảo đảm chắc chắn những loài là con mồi của chúng phải được bảo tồn. Như vậy, chúng ta phải bảo vệ toàn bộ chuỗi thức ăn, toàn bộ môi trường sống”. 

Giáo sư Phil Rainbow từ Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên ở London, e ngại rằng những thông tin quý giá sẽ biến mất cùng với sự tuyệt chủng của các loài động vật: “Mọi thông tin chúng ta lấy được về sinh vật, về cách sống của chúng, quá trình tiêu hóa thức ăn, tính chất sinh hóa… tất cả các thông tin đó có trong ADN. Ai biết được chúng ta sẽ làm thế nào để giải mã tất cả trong 50 hoặc 100 năm tới? Thật là bi kịch nếu như một trong chúng tôi phải quay lại 50 năm trước và nói: ‘Tại sao không có ai đó cho nó vào trong máy ướp lạnh?’”. Vì vậy, với dự án Frozen Ark, ông đã giữ ADN dưới dạng mẫu mô và máu, và thậm chí là cả những sinh vật như sên, ở nhiệt độ -80oC.

Hàng triệu loài sinh vật đã tồn tại trên trái đất 3 tỷ năm từ khi cuộc sống bắt đầu. Và người ta ước tính rằng, trong số chúng có hơn 99% loài đã bị tuyệt chủng – bao gồm loài khủng long sống trong khoảng 230 đến 65 triệu năm trước đây, và cả những loài thực vật kì lạ và quý hiếm thời kì đó. Hàng triệu năm sau, tất cả những loài thực vật thời này dần dần tuyệt chủng. 

1cc2faab8_babydinosaurscop_2117742b.jpg

Một thời, đây là những sinh vật thống trị Trái Đất.

David Noble là bảo vệ của Công viên Quốc gia Blue Mountains ở Australia. Một ngày nọ, anh đã ra khỏi hẻm núi sau khi trải qua cuộc khám phá đầy sửng sốt. Khi vừa xuống tới đáy của hẻm núi sâu chừng 50 mét, David và bạn bè của anh ấy ngồi nghỉ và ăn trưa. “Và đó là khi tôi nhìn thấy cây thông Wollemi. Lá cây quả thực vô cùng đặc biệt. Không giống như cây bạch đàn hay cao su, chúng giống như lá của cây dương xỉ. Tôi đã ngắt một chiếc lá và để nó vào trong túi đeo sau lưng”. Một nhà địa chất nhận ra nó là một loại đá hóa thạch thời tiền sử, đã 65 triệu năm tuổi. Đây là một loài cây cao, được nhận định là đã tuyệt chủng và sống từ thời kì loài khủng long còn tồn tại trên Trái Đất.

Nếu như sự tuyệt chủng không còn là điều mới mẻ, vậy thì vai trò của loài người là gì?

Hầu hết các sự tuyệt chủng trong suốt quá trình lịch sử được nhận định là do tự nhiên gây ra -  như là sự biến đổi khí hậu. “Nhưng trong những thế kỷ gần đây, loài người đã khiến ngày càng nhiều loài biến mất”, Sue Rigby nói, “Khởi đầu bằng việc khai thác quá mức. Sau đó là gây ô nhiễm môi trường, thay đổi môi trường sống để con người có thể định cư ở đó nhưng những loài sinh vật khác thì không thể, đưa tới những loài lạ tranh giành môi trường sống với loài địa phương…”.

40 năm trước đây, Liên minh Bảo tồn thế giới bắt đầu công bố Sách đỏ, nghiên cứu về những loài động vật và thực vật trên hành tinh – ghi rõ chúng đang tiến gần tới sự tuyệt chủng như thế nào. Khi chúng ta đọc rằng còn chưa đến 6.000 con đười ươi Sumatran tồn tại hoặc là loài tê giác đen được xếp cấp độ “Cực kỳ nguy cấp”, đó là những dữ liệu được ghi trong Sách đỏ. “Nhưng sự tuyệt chủng là điều không thể tránh được”, Erastus Lufungulo, quản lý trưởng tại Công viên Quốc gia Arusha, một phần của hệ thống các công viên quốc gia Tanzania cho biết. Trước những năm 80, những dấu hiệu về sự tuyệt chủng tê giác đen đã xuất hiện. “Điều này là do nhu cầu về sừng tê giác ở châu Á. Trong năm 1990, Tanzania phát động một phong trào lớn chống săn bắn trộm và kể từ thời gian đó, số lượng loài tê giác bắt đầu tăng lên”. Theo Erastus, những vấn đề về tài nguyên do thế hệ trước gây ra đã để lại hậu quả cho lớp người sau này. “Lí do thứ hai là kinh tế, bởi chúng ta thu được tiền nước nài từ du lịch. Lí do thứ ba là vì học sinh sinh viên và những nhà nghiên cứu”. Ngày nay, loài tê giác đen ở Tanzania sống thành từng đàn nhỏ và được trông chừng 24/24 bởi bảo vệ có vũ trang.

1cc2faab8_black_rhino_1.jpg 

Loài tê giác đen đang được bảo vệ rất nghiêm ngặt.

Vậy, chúng ta có nên lo lắng về sự tuyệt chủng?

“Trong một thời gian dài, có thể chẳng có gì phải lo lắng về vấn đề tuyệt chủng. Còn nếu dự đoán cho hẳn 3-5 triệu năm nữa, khi đó sự đa dạng loài sẽ lớn hơn hiện nay, vì hiện tại đã quá nhiều loài biến mất rồi”, Tiến sĩ Sue Rigby nói. Nhưng bà cũng nói rằng chúng ta mang một trách nhiệm rất đặc biệt: “Chúng ta nhận thức được việc cần đưa ra những quyết định có đạo đức, bởi những loài khác cũng có quyền được tồn tại. Vì thế, chúng ta có thể vạch ra một hệ thống có tổ chức, sau đó sống trong đó và tự ý thức liệu chúng ta có đang gây ra sự tuyệt chủng cho các sinh vật khác đang sống cùng mình trên Trái Đất”.

Emma Joseph (The Big Question team)
Dịch: Hương Thảo 
Báo chí Đa phương tiện K33

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Tin nổi bật9 giờ trước

(Sóng trẻ) - Sáng 19/5, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), đồng bào khắp mọi miền Tổ quốc đều hướng về Lăng Bác dịp kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1980 - 19/5/2024). Trong tim mỗi người dân đều mang một cảm xúc bồi hồi khó tả.

Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII hoàn thành toàn bộ nội dung đã đề ra

Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII hoàn thành toàn bộ nội dung đã đề ra

Tin nổi bật12 giờ trước

(Sóng trẻ) - Sau ba ngày (16-18/5) làm việc khẩn trương, nghiêm túc, đầy tinh thần trách nhiệm, Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII bế mạc ngày 18/5, hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra.

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN