Cô gái mù không đầu hàng số phậ
(Sóng trẻ)-“Mạnh mẽ và không đầu hàng” đó là cụm từ tôi dành cho chị, người con gái khiếm thị biết vượt lên nghịch cảnh để đón nhận ánh sáng tri thức, gặt hái những thành công mà người thường không phải ai cũng làm được.
Số phận trớ trêu
Dương Thị Vui (Từ Sơn, Bắc Ninh) sinh ra cũng giống như những đứa trẻ bình thường khác: khoẻ mạnh, được học hành và vui chơi cùng bạn bè đồng trang lứa. Cuộc sống cứ thế êm đềm trôi cho đến một ngày, ác mộng mang tên “bong giác mạc ở mắt” bỗng giáng xuống cuộc đời chị.
Căn bệnh phát tác từ năm học lớp 1 khi chị thấy đôi mắt mờ dần. Nghi bị cận, bố mẹ đưa chị đi cắt kính đeo nhưng sau một thời gian mắt chị nhìn vẫn không rõ. Tưởng mắt tăng số, đi khám lạ, chị mới vỡ lẽ, mình bị bệnh bong võng mạc ở mắt. Đến năm 10 tuổi, đôi mắt chị vĩnh viễn không còn nhìn thấy ánh sáng. Chị nghỉ học từ ngày đó.
Mặc cảm với bản thân, chị trở nên khép mình, trốn tránh mọi thứ. Suốt 4 năm liền, chị hầu như giấu mình trong căn nhà nhỏ bé.
"Thật khủng khiếp!", chị Vui nhớ lại: "Lúc ấy, cái cảm giác hoảng sợ ấn át hết. Tự nhiên, chẳng còn được nhìn thấy bố mẹ, các bạn, mọi người, mọi vật xung quanh. Tự nhiên, bản thân lại trở thành gánh nặng cho cha mẹ..."
Hành trình đi tìm lại chính mình
4 năm trốn trong thế giới mặc cảm, chị Vui vẫn cháy bỏng khát khao cắp sách tới trường. Được sự giới thiệu của các bác trong Hội người mù Bắc Ninh, được bố mẹ động viên, chị quyết tâm vào học tại ngôi trường dành cho trẻ em khiếm thị Nguyễn Đình Chiểu. Thời gian đầu nhập học, do học nội trú, sống xa gia đình, chị không tránh khỏi tâm trạng hoang mang, lo lắng, nhiều khi chỉ muốn bỏ về với bố mẹ. Nhưng quyết tâm thay đổi bản thân, thay đổi cuộc sống cùng với sự quan tâm, của thầy cô và bạn bè, chị đã nhanh chóng vượt qua và dần khẳng định mình.
Một người bạn cùng lớp với chị kể lại: “Học cùng chị suốt 9 năm, bản thân tôi tự thấy ngưỡng mộ và nể phục chị nhiều điều. Môn hình học đối với người bình thường đã không dễ, đối với người khiếm thính còn khó vạn lần vì nài những định nghĩa, định lý và các công thức ra, chỉ có thể dựa vào khả năng tưởng tượng. Thế mà, nhiều lúc chị giải toán còn nhanh hơn cả những người bình thường, có những câu chưa ai tìm ra được đáp án, chị đã làm xong rồi”.
Ở môi trường học tập mới, chị đăng ký học chơi đàn tranh. Ông trời đã lấy đi đôi mắt nhưng lại phú cho chị khả năng cảm thụ âm nhạc tuyệt vời. Những năm học tập tại Nguyễn Đình Chiểu, chị trở thành một thành viên trụ cột trong ban nhạc của trường, được diễn trên các chương trình âm nhạc cấp trường cũng như quận, thành phố, lưu diễn sang cả bên Pháp, Nhật.
Gặt hái
Nỗ lực thu hẹp khoảng cách với mọi người, khát khao khẳng định bản thân đã nhanh chóng gặt hái được quả ngọt. Chị tiếp tục theo học cấp 3 tại một ngôi trường bình thường, Trường Trần Nhân Tông, rồi được xét tuyển vào Trường Đại học Hà Nội.
Vào Đại học, hàng ngày, chị tự đi học bằng xe buýt. Nhà cách trường 20km, mỗi lần lên, xuống xe, chị tự hỏi người xung quanh. Thời gian đến trường ngày nào cũng phải mất tiếng rưỡi đến hai tiếng, biết bao nguy hiểm đang rình rập nhưng trừ những hôm bị ốm…, chị Vui luôn có mặt ở lớp.
Đam mê với ngôn ngữ nước nài, chị chọn khoa tiếng Anh của Đại học Hà Nội. Chị tự ý thức được rằng, nếu có tiếng Anh thì sau này dễ xin việc. Vì vậy, chị chiu khó rèn luyện rất nhiều. Nài giờ học, chị nghiên cứu và dịch những bài thơ, bài viết từ tiếng Anh sang tiếng Việt, thậm chí là từ tiếng Pháp sang tiếng Anh, rồi từ tiếng Anh mới sang tiếng Việt. Quá trình học song song hai ngôn ngữ, chị tự tìm tư liệu dịch, tự đánh máy. Có những bài dịch, chị mất cả năm trời hoàn thành.
Mùa hè năm 2015, chị tình nguyện tham gia dạy tiếng Anh cho các em học sinh cấp 1 trường Nguyễn Đình Chiểu - nơi khởi nguồn những ước mơ của chị. Chị còn tham gia những câu lạc bộ, hội âm nhạc như ban nhạc "Âm vang niềm tin" của tỉnh Bắc Ninh, Nhóm "Hợp ca hi vọng" do giáo sư piano Tôn Thất Triêm phụ trách. Qua những các câu lạc bộ, hội âm nhạc này, chị có cơ hội tham gia biểu diễn không ít lần tại nhiều chương trình kỉ niệm quan hệ nại giao của Việt Nam với nước nài. Đối với chị, đó là những buổi biểu diễn mà trước đây, có "nằm mơ" cũng không dám nghĩ tới.
Chị Dương Thị Vui (thứ 3 từ bên phải vào) cùng nhóm hợp ca và cựu Tổng thống B.Clinton trong buổi kỉ niệm 20 năm quan hệ nại giao Việt Nam- Hoa Kỳ
Nhìn lại một chặng đường vượt khó, những gì chị Dương Thị Vui đạt được khiến mọi người xung quanh nể phục, thầm gọi là “kỳ tích”. Suốt 12 năm liền, chị liên tục là học sinh Giỏi, chị còn nhận Bằng khen Tấm gương vượt khó của họ Dương Việt Nam, đạt giải Ba cuộc thi "Điều gì làm bạn ấn tượng nhất về EU" do Báo Sinh viên Việt Nam và EU phối hợp tổ chức...
Chị Dương Thị Vui (đứng thứ 4 từ bên phải vào) trong Lễ trao giải Cuộc thi viết "Điều gì làm bạn ấn tương nhất về EU"
Khi được hỏi về ước mơ trong cuộc sống, chị Vui tâm sự: “Mình muốn trở thành 1 biên dịch viên giỏi, có công việc ổn định. Bố mẹ mình giờ cũng già rồi, mình cũng không muốn để bố mẹ lo lắng nhiều”.
Vẫn biết con đường vượt qua khó khăn của số phận còn nhiều lắm những gian nan, vất vả; còn phải đối diện với nhiều nghi ngại, chối bỏ của đời thường, nhưng với niềm tin và nghị lực phi thường, tôi tin ước mơ của chị sẽ sớm thành hiện thực.
Thanh Thủy
K33-Báo chí Đa phương tiện
Cùng chuyên mục
Bình luận