Có quyền "Kí ức", chúng ta phải thực hiện nghĩa vụ "Lịch sử"

(Sóng trẻ) - Hai từ “Ký ức” và “Lịch sử” nghe chừng có vẻ giản đơn nhưng đằng sau nó là một câu hỏi không hề đơn giản: Làm sao để "Ký ức" tác động tích cực vào sự phát triển của xã hội?

18h ngày 19/3, tại hội trường Trung tâm văn hóa Pháp đã diễn ra Hội thảo Kí ức và Lịch sử (Mémoire et Histoire) nhằm hướng tới kỉ niệm 40 năm mối quan hệ Việt – Pháp. Đồng hành trong suốt hơn hai tiếng của sự kiện là sự có mặt của hai diễn giả nổi tiếng. Đó là ông Alain J. Lemaitre – giáo sư sử học hiện đại Trường Đại học Haute Alsace, Mulhouse, Pháp và ông Dương Trung Quốc – Tổng thư ký Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam. Hội thảo cũng thu hút sự có mặt của các khán giả ở nhiều độ tuổi khác nhau, nhiều ngành nghề và có cả những người khách nước nài. 

89c5e2bae_hinh_anh_1.1_hoi_thao_ky_uc_va_lich_su.jpg
 
89c5e2bae_hinh_anh_1.3.jpg
Hội thảo “Ký ức và Lịch sử”

Xét về mặt ngôn từ và ý nghĩa đơn lẻ, hai từ “Ký ức” và “Lịch sử” có thể khiến mọi người tin rằng chúng đơn giản cũng bởi vì chúng cũng đã được nhắc đến nhiều lần trên sách báo, các phương tiện thông tin đại chúng. Nhưng, để đặt chúng trong mối quan hệ tương quan với nhau thì lại có rất ít.

“Ký ức” và “Lịch sử”: Khác biệt mong manh

Với “Ký ức” và “Lịch sử”, ông Alain đã đem đến Hội thảo một bức họa có tên “Nữ thần tự do dẫn đường dân tộc” do họa sĩ Eugène Delacroix vẽ vào năm 1830. Theo lời ông, thì đây là một bức tranh có ý nghĩa và giá trị vô cùng to lớn đối với Pháp. Trong tranh là hình ảnh của một cuộc chiến tranh ở Pháp, ở giữa bức tranh nổi bật lên hình ảnh cô gái với lá cờ tam sắc – biểu tượng cho nền cộng hòa Pháp. Đôi mắt cô nhìn thẳng về phía trước là biểu hiện cho tinh thần quyết liệt của cuộc cách mạng ở Pháp. Hình ảnh em bé Paris đang cầm súng, đứng bên Nữ thần; hình ảnh người đàn ông dù bị thương nặng nhưng vẫn cố với đến Nữ thần là biểu hiện cho khát khao và mong ước tự do của nhân dân Pháp. Không gian nhà thờ Đức Bà phía sau cảnh hỗn chiến cùng với ánh tà dương và ngọn khói nhuốm đầy không khí của cuộc cách mạng ở Pháp.

89c5e2bae_hinh_anh_2.2_buc_tranh_tren_dong_tien_phap.jpg
Bức tranh xuất hiện ở nhiều nơi

Đó là một hình ảnh minh họa giàu sức biểu cảm và thực sự gây ấn tượng mạnh với người xem. Bản thân nó đã bao gồm cả “Ký ức” và “Lịch sử” ở đó. Ông cũng đã hỏi 3 câu hỏi lớn hướng tới giải thích hai khái niệm này.
Ký ức và Lịch sử khác nhau như thế nào?
Giữa Ký ức và Lịch sử có mối quan hệ như thế nào?
Và cuối cùng là mối quan hệ  giữa hai khái niệm trên được thể hiện như thế nào trong tiến trình lịch sử Pháp?

89c5e2bae_hinh_anh_3.jpg
Giáo sư Sử học Alain J. Lemaitre và Nhà Sử học Dương Trung Quốc (từ trái sang)

Trong cách lí giải về hai khái niệm “Ký ức” và “Lịch sử”, cả hai diễn giả đều khẳng định rằng, "Ký ức" là những trải nghiệm, có thể thay đổi tùy vào mục tiêu và bối cảnh xung quanh; là niềm đam mê, tình cảm, lựa chọn những gì ta yêu quý, gắn bó. Hay nói khác đi, "Ký ức" là tài sản riêng của mỗi người.

Còn "Lịch sử" không phải trải nghiệm, mà đó là những tri thức được nghiên cứu theo hệ thống và có phương pháp luận; không được trộn lẫn, không mang tình cảm mà nó mang tính khách quan.

Từ đó, mối quan hệ biện chứng giữa "Ký ức" và "Lịch sử" được nhấn mạnh. "Ký ức" gắn kết các cá nhân trong cộng đồng với nhau, phát triển "Lịch sử" và "Lịch sử" cũng sẽ cung cấp những tư liệu cho "Ký ức".

Hay nói khác đi, "Ký ức" chính là quyền: Mỗi người đều có quyền có những trải nghiệm, suy nghĩ và quan điểm riêng, và chúng phải được tôn trọng. Còn "Lịch sử" là nghĩa vụ: Có nghĩa là, con người phải có trách nhiệm với Lịch sử; phải biết sử dụng quyền được cho để phát triển "Lịch sử".

Những tương tác cần thiết…

Những người có mặt tại Hội thảo có cơ hội được trao đổi trực tiếp với các diễn giả về những vấn đề mà mình quan tâm và thắc mắc. Đó là những vấn đề về biểu tượng trong "Lịch sử", hay trong "Ký ức" cá nhân cũng có "Ký ức" cộng đồng chứ không phải riêng "Lịch sử" mới có "Ký ức" của cộng đồng. Ở đây, hai diễn giả đều nhấn mạnh tính khách quan của "Lịch sử", có nghĩa là nhà sử học phải đứng từ bên nài nhìn vào để có được một cái nhìn đúng và bao quát về sự việc.

89c5e2bae_hinh_anh_4.1.jpg
 Người tham dự lắng nghe những chia sẻ của diễn giả

Bên cạnh đó, cũng có ý kiến có mong muốn trao đổi cùng hai diễn giả về tình hình dạy và học môn Lịch sử hiện nay trong nhà trường, hay việc các trường không thi Lịch sử nên học sinh không học Lịch sử. Hiện nay, ông Alain cũng chia sẻ, ở Pháp, Lịch sử vẫn là môn học bắt buộc, Bộ Giáo dục có chính sách lồng ghép cả lịch sử đương đại, lịch sử thế giới và các tài liệu của các sử gia khác vào chương trình dạy học. Và theo Nhà Sử học Dương Trung Quốc, việc hiện nay học sinh không học môn Lịch sử không phải là lỗi của các em.

Như vậy, có thể nói rằng, xoay quanh những vấn đề “Ký ức” và “Lịch sử”, có rất nhiều yếu tố cần phải làm rõ để có thể “xây được một cây cầu mới nối các khoảng trống "Ký ức" để "Lịch sử" vẫn luôn là những bài học” - như ông Dương Trung Quốc đã nói.
Ảnh: Nguyễn Thùy Trang
Tin bài: Lê Thị Loan
Báo mạng điện tử K33

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Tin nổi bật1 ngày trước

(Sóng trẻ) - Sáng 19/5, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), đồng bào khắp mọi miền Tổ quốc đều hướng về Lăng Bác dịp kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1980 - 19/5/2024). Trong tim mỗi người dân đều mang một cảm xúc bồi hồi khó tả.

Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII hoàn thành toàn bộ nội dung đã đề ra

Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII hoàn thành toàn bộ nội dung đã đề ra

Tin nổi bật1 ngày trước

(Sóng trẻ) - Sau ba ngày (16-18/5) làm việc khẩn trương, nghiêm túc, đầy tinh thần trách nhiệm, Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII bế mạc ngày 18/5, hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra.

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN