Cứ sau 15 phút, ở Mỹ lại có một người chết vì siêu vi khuẩn kháng thuốc

(Sóng trẻ) - Theo một báo cáo mới từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ, cứ sau 15 phút, một người ở Mỹ chết vì siêu vi khuẩn kháng thuốc. Tính tới thời điểm này, có khoảng 35.000 ca tử vong mỗi năm do nhiễm trùng kháng thuốc. Loại siêu vi khuẩn này đã vượt qua cả những loại kháng sinh mạnh nhất từ trước đến nay.

Nghiên cứu cho thấy vi khuẩn trở thành “mối đe dọa khẩn cấp” khi chúng liên kết với nhau kháng lại kháng sinh. Các nhà nghiên cứu cho biết: “Một số loại thuốc tưởng chừng công hiệu nhưng đến bây giờ đã không còn tác dụng”.

cbaaa8ab5_sieuvikhuankhangkhangsinh.jpg

Siêu vi khuẩn kháng thuốc (Nguồn Internet)

Các nhà nghiên cứu cũng lưu ý rằng trong khi siêu vi khuẩn ở bệnh viện giảm, một số bệnh nhiễm trùng ở nơi khác (bất cứ nơi nào trong cộng đồng) đã tăng lên. Theo ông Michael Craig – cố vấn cấp cao của CDC về tình trạng kháng kháng sinh chia sẻ: “Đây là vấn đề chung, có khả năng ảnh hưởng đến tất cả chúng ta”.


Bất cứ ai cũng có thể bị nhiễm siêu vi khuẩn


Không chỉ trẻ em hay những người già yếu, ai cũng có thể bị nhiễm siêu vi khuẩn.

Peggy Lillis là một giáo viên 56 tuổi khỏe mạnh ở Brooklyn. Cách đây 10 năm, cô từng bị bệnh tiêu chảy nặng. Cô cho rằng mình bị ngộ độc thực phẩm. Tuy nhiên, năm ngày sau, Peggy bị bệnh nặng đến nỗi cô không thể di chuyển.

Các bác sĩ ngay lập tức chuyển Peggy đến phòng chăm sóc đặc biệt. Cô được chẩn đoán đã nhiễm Clostridioides difficile - một trong những siêu vi khuẩn kháng thuốc.

Các bác sĩ đã cho Peggy tiêm loại kháng sinh có tên là vancomycin. Nhưng cô ấy đã chết vào ngày hôm sau, chưa đầy một tuần sau khi bị bệnh.

86d973795_1911122228173lillisamrreportexlarge169.jpg

Peggy Lillis và học sinh

"Các bác sĩ tại bệnh viện nơi cô ấy được điều trị đã đã làm mọi thứ có thể cho cô ấy. Nhưng vi khuẩn đang tiến hóa với tốc độ mà chúng ta không theo kịp." - Christian nói.
  
Theo nghiên cứu, nhiễm C. diff thường là tác dụng phụ của việc dùng kháng sinh. Cùng với việc tiêu diệt vi khuẩn xấu, chúng cũng có thể tiêu diệt vi khuẩn tốt giúp cơ thể con người chống nhiễm trùng. Những người dùng thuốc kháng sinh có nguy cơ mắc C. diff cao gấp 7 đến 10 lần trong khi dùng thuốc và trong tháng sau đó.

86d973795_1911122226051lillisamrreportexlarge169.jpg

Peggy Lillis và con trai


Năm siêu vi khuẩn trong danh sách “mối đe dọa khẩn cấp”


C. diff là mầm bệnh kháng kháng sinh nguy hiểm nhất trong danh sách khẩn cấp của CDC, gây ra 12.800 ca tử vong mỗi năm tại Mỹ. Hai loại vi trùng khác trong danh sách là Enterobacteriaceae và Neisseria norrhoeae. Năm nay, CDC bổ sung thêm hai loại: một loại vi khuẩn Acinetobacter và một loại nấm là Candida auris.

Số ca tử vong do các vi trùng kháng kháng sinh này đã giảm 18% kể từ năm 2013. Các chương trình phòng ngừa bệnh bước đầu có hiệu quả. Tuy nhiên, con số này vẫn có thể cải thiện. Khoảng 85% trường hợp tử vong do vi trùng kháng thuốc là vi trùng thường được tìm thấy trong bệnh viện và các cơ sở chăm sóc sức khỏe khác, như viện dưỡng lão.

Theo báo cáo của CDC, cơ quan này đã sử dụng hồ sơ y tế điện tử để tính toán các ca nhiễm trùng và tử vong kháng kháng sinh. Họ phát hiện ra rằng số ca nhiễm trùng và tử vong kể từ năm 2013 cao hơn so với ước tính trước đây. Trong khi tình hình tại các bệnh viện đã được cải thiện, một số nơi bên nài bệnh viện đang gia tăng khả năng nhiễm siêu vi khuẩn.

Các nhà nghiên cứu lo lắng bệnh nhiễm trùng kháng thuốc đang gia tăng trong cộng đồng. Điều này khiến nhiều người gặp nguy hiểm hơn và các nhà nghiên cứu khó khăn hơn trong việc ngăn chặn cũng như chăm sóc các bệnh nhân.


Khắc phục vi khuẩn kháng kháng sinh


Theo tiến sĩ Robert Redfield, cách khắc phục tình trạng siêu vi khuẩn kháng kháng sinh không phải là tìm ra loại kháng sinh mạnh hơn. Hiện nay, thuốc kháng sinh xuất hiện chậm trên thị trường. Trong khi vi khuẩn đang sản sinh ngày một mạnh hơn. Một ngày nào đó, kháng sinh sẽ không còn hiệu quả. "Chúng ta cần áp dụng các chiến lược để tránh vi khuẩn và nhiễm trùng xảy ra ngay từ đầu" - Redfield nhấn mạnh.

Tiến sĩ Anthony Fauci - giám đốc Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia, chỉ ra rằng vi khuẩn kháng kháng sinh phần lớn xuất phát từ vấn đề do con người tạo ra, do đó cần các giải pháp từ con người.

Ông Fauci nói thêm rằng cần sự phối hợp giữa các bác sĩ, bệnh nhân và các cơ quan y tế công cộng mới có thể ngăn chặn làn sóng nhiễm trùng kháng kháng sinh này.

"Tôi nghĩ chúng ta có thể. Chúng ta thực sự làm được. Nhưng việc này đòi hỏi sự nỗ lực và phối hợp của toàn cầu." - ông Fauci khẳng định.

Hà Giang (CNN)

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Tin nổi bật7 tháng trước

(Sóng trẻ) - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN